Người ghi danh trên bản đồ thế giới về vaccine viêm não Nhật Bản

Lệ Hà |

GS-TS-TTND Huỳnh Thị Phương Liên, Chuyên gia cao cấp Công ty TNHH Một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất ra vaccine phòng bệnh tả, thương hàn, đậu mùa, viêm não Nhật Bản... Trong đó, vaccine viêm não Nhật Bản thế hệ 1 đã được tổ chức sản xuất thành công để đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1997, góp phần làm giảm tỉ lệ mắc viêm não Nhật Bản, giảm tỉ lệ tử vong và di chứng thần kinh, giảm gánh nặng bệnh tật cho người dân và xã hội.

“Cả cuộc đời của tôi gắn liền với vaccine”

GS Huỳnh Thị Phương Liên chính là người đã thay đổi số phận của hàng chục triệu trẻ em Việt Nam và các nước khác thoát khỏi căn bệnh viêm não Nhật Bản và những biến chứng nặng nề. Bà là người ghi danh trên bản đồ thế giới về vaccine viêm não Nhật Bản.

Trong suốt những năm công tác, thành tựu trong suốt hành trình nghiên cứu khoa học của GS-TS-TTND Huỳnh Thị Phương Liên đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vaccine của Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành thế mạnh và điểm sáng thành tựu trong nền y học dự phòng của Việt Nam.

Ở tuổi 81, GS Huỳnh Thị Phương Liên vẫn đều đặn đến phòng làm việc trên gác 2 khu nghiên cứu vaccine của Công ty Vaccine và sinh phẩm số 1,  miệt mài với công việc nghiên cứu.

GS Huỳnh Thị Phương Liên chia sẻ: “Cả cuộc đời của tôi gắn liền với vaccine, từ lúc rời ghế nhà trường đến khi đi công tác ở chiến trường miền Nam, tôi nghiên cứu về vaccine tả thương hàn, đậu mùa. Trong thời bình, tôi tiếp tục đam mê nghiên cứu vaccine, về các loại virus gây bệnh cho người…”.

Thế nên, dù đã nghỉ hưu từ năm 1999 đến nay, GS Huỳnh Thị Phương Liên vẫn được lãnh đạo Công ty Vabiotech ưu ái dành 1 phòng riêng để hằng ngày bà tiếp tục thực hiện đam mê của mình với những dự án ban đầu là viết sách về các loại virus gây bệnh cho người và vaccine dự phòng.

Người phụ nữ thay đổi số phận hàng chục triệu trẻ em

Vào thời điểm cuối năm 1980, số lượng trẻ mắc viêm não Nhật Bản tăng cao (chiếm tỉ lệ 70 tới 75% số ca viêm não do virus). Đây là căn bệnh để lại di chứng thần kinh rất nặng nề cho những bệnh nhân còn sống và trở thành gánh nặng suốt đời của chính người bệnh, gia đình và xã hội.

Năm 1989, bà được cử đi học ở Nhật Bản về công nghệ sản xuất vaccine viêm não ở Viện Biken (Kanonji City) thuộc Trường Đại học Osaka, Nhật Bản. Thời gian học chỉ 1 tháng, với một quy trình công nghệ gồm 24 công đoạn, phải ứng dụng những kiến thức về vi sinh, hóa sinh, lý sinh, miễn dịch… Đây là công nghệ sản xuất vaccine viêm não Nhật Bản từ não chuột (vaccine thế hệ 1) là vaccine bất hoạt, tinh khiết, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận chất lượng và cấp phép lưu hành trên thị trường thế giới. Ứng dụng thành công công nghệ này không dễ dàng chút nào.

Trở về nước, bà bắt tay ngay vào thử nghiệm từng công đoạn của quy trình để chọn lọc phương án tối ưu, phù hợp và cho hiệu quả cao trong sản xuất ở Việt Nam. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Viện Biken, bà đã dày công nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất vaccine viêm não Nhật Bản (thế hệ 1) bất hoạt sản xuất từ não chuột thành công.

Sau một năm, thành quả của những nỗ lực tột bậc nói trên là 4 loạt vaccine viêm não Nhật Bản đầu tiên do Việt Nam sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế 100%, tinh khiết tối đa và rất an toàn. Các loạt tiếp theo cũng cho kết quả tương tự, đạt chất lượng như của Nhật Bản. Đó là thành quả thực sự của những người làm khoa học sáng tạo nghiêm túc. Với thành công này, Việt Nam trở thành nước thứ tư tại Châu Á, ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, sản xuất được vaccine viêm não Nhật Bản bằng công nghệ bất hoạt từ não chuột - công nghệ duy nhất hiện được WHO công nhận.

Năm 1997, Bộ Y tế chính thức đưa mỗi năm 2 - 3 triệu liều (4 - 6 triệu liều trẻ em) vaccine viêm não Nhật Bản vào chương trình tiêm chủng mở rộng nhờ đó mà bệnh viêm não Nhật Bản đã giảm trên 50% vào năm 2000. Đây cũng là vaccine đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

Đến năm 2005, Nhật Bản đưa ra thông tin, một phần triệu trẻ em sau khi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản thế hệ 1 có mắc căn bệnh viêm não tủy rải rác cấp tính. Ngay sau đó, đã yêu cầu Nhật Bản ngưng sản xuất loại vaccine có nguồn gốc từ mô thần kinh này. Nhận thấy sự cấp thiết cần sớm cho ra đời vaccine viêm não Nhật Bản (thế hệ 2) bất hoạt sản xuất trên tế bào vero (Jecevax), bà đã bắt tay nghiên cứu từ năm 2006.

Sau 15 năm bền bỉ, trải qua 4 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người thành công, vaccine viêm não Nhật Bản (thế hệ 2) được đánh giá đạt tính an toàn và dung nạp tốt trên người lớn, trẻ em với đáp ứng kháng thể đạt 99,6%. Thành công trong nghiên cứu của GS Huỳnh Thị Phương Liên đã giúp Việt Nam lọt vào top thứ 4 trên thế giới sở hữu công nghệ mới này.

Với những cống hiến của mình, GS-TS-TTND Huỳnh Thị Phương Liên đã được tặng thưởng nhiều giải thưởng cao quý như giải thưởng Kovalepskaia năm 1999, Giải nhất VIFOTECH về công nghệ sinh học, Huân chương Lao Động hạng Ba, Huân chương Kháng Chiến hạng Ba, nhiều huân, huy chương và phần thưởng cao quý khác của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế...

GS-TS-TTND Huỳnh Thị Phương Liên (sinh năm 1940) hiện là chuyên gia cao cấp của Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech). Tháng 12.1965, tốt nghiệp Đại học Y (1961 - 1965) thì đầu năm 1966, bà và các bạn cùng khóa xung phong vào chiến trường. Từ đây, hành trình nghiên cứu vaccine bắt đầu.

Tháng 6.1966, bà có quyết định nhận công tác tại K15 thuộc Ban Dân y khu V.

Sau 6 năm ở chiến trường gian khổ, ác liệt, đói ăn, sốt rét… sức khỏe đi xuống, BS Phương Liên được Khu ủy Khu 5 quyết định cho ra Bắc chữa bệnh và có điều kiện học tập nâng cao kiến thức. Năm 1973, bà cùng một số đồng nghiệp được cử đi học ở Cộng hòa Dân chủ Đức và đến tháng 10.1976, bà về nước.

Về công tác tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, bà được tham gia nghiên cứu về virus Arbo (viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết Dengue); Sau đó hợp tác nghiên cứu về sởi, rubella với Trường Đại học Lyon (Pháp), cúm (Influenza) với CHDC Đức, tiếp đến là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ và Trường Đại học Niigata, Trường ĐH Nagasaki (Nhật Bản), Trường ĐH Queensland (Úc)…

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Chương trình Vinh Quang Việt Nam - 2021 “Khát vọng Việt Nam”: Truyền cảm hứng, lan toả những điều tốt đẹp, khơi dậy khát vọng vươn lên

LĐ |

Vinh Quang Việt Nam là sự kiện văn hóa chính trị đặc biệt tôn vinh tinh thần dân tộc, tình yêu Tổ quốc, các Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; những gương điển hình tiên tiến, doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lấy ý kiến về các tập thể, cá nhân được vinh danh trong Chương trình Vinh quang Việt Nam 2021

Lao Động |

Ban tổ chức Chương trình Vinh Quang Việt Nam đang lấy ý kiến nhân dân về các tập thể, cá nhân được vinh danh trong Chương trình Vinh quang Việt Nam 2021 có chủ đề “Khát vọng Việt Nam”.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.