Quảng Nam cần khẩn trương lập bản đồ cảnh báo thiên tai

Hữu Long |

Sau hàng loạt vụ sạt lở núi liên tiếp xảy ra, các chuyên gia đánh giá tỉnh Quảng Nam vẫn đang đối mặt với các rủi ro thiên tai trong thời gian tới. Về lâu dài, những khu vực có nguy cơ sạt lở cao cũng cần lập các bản đồ chi tiết về mức độ rủi ro thiên tai để giúp chính quyền và người dân có thể chủ động phòng tránh.

Còn nhiều rủi ro

Huyện Nam Trà My (Quảng Nam) trong những ngày qua vừa xảy ra các vụ sạt lở liên tiếp khiến hàng chục người thiệt mạng. Sau khi xảy ra các vụ việc đáng tiếc, chính quyền huyện Nam Trà My đã tổ chức sơ tán nhiều điểm dân cư đến các khu vực an toàn.

Ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My - cho biết, sau vụ việc ở xã Trà Leng, chính quyền xã đã tổ chức lực lượng, đưa nhiều hộ dân thuộc diện có nguy cơ sạt lở cao của 3 thôn đi sơ tán. Ngoài ra, chính quyền xã cũng đã huy động toàn bộ lực lượng để tổ chức đưa các hộ dân có nhà cửa không kiên cố, nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi tránh trú bão an toàn.

Bên cạnh việc chủ động phòng chống thiên tai, chính quyền các huyện Nam Trà My, Tây Giang đã chủ động dự trữ lương thực thực phẩm để tránh trường hợp mưa lũ kéo dài gây cô lập địa phương. Như tại huyện Tây Giang, chính quyền địa phương đã chủ động dự trữ và phân về các xã hơn 200 tấn gạo để tránh trường hợp người dân thiếu đói trong mùa mưa bão. Ngoài ra, huyện Tây Giang còn huy động 100% lực lượng để đến từng cấp cơ sở nhằm tuyên truyền, vận động người dân di dời tài sản, sơ tán dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Đến thời điểm này, chính quyền Tây Giang đã di dời hơn 447 hộ với hơn 1.800 nhân khẩu.

Ông Bhling Mia - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang - cho hay, việc triển khai di dời người dân được triển khai quyết liệt trước khi bão số 10 đổ bộ gây mưa lớn. Về lâu dài, địa phương cũng sẽ rà soát lại các khu vực nguy hiểm để chủ động di dời người và tài sản.

“Sau những vụ sạt lở đáng tiếc xảy ra ở Nam Trà My và Phước Sơn vừa qua, đa phần người dân và chính quyền huyện Tây Giang đều chủ động phòng tránh các rủi ro về thiên tai, hoàn toàn không có sự chủ quan, lơ là” - ông Bhling Mia thông tin.

Cần có cách làm lâu dài

Theo đánh giá của các chuyên gia địa chất tại Quảng Nam, các địa phương vùng núi là huyện Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước có độ dốc rất lớn, chia cắt mạnh, tiềm ẩn rủi ro về sạt lở. Để chủ động ứng phó nguy cơ mưa lớn và sạt lở nhiều nơi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản; công tác di dời hoàn thành trước sáng 4.11.

Về lâu dài, giới chuyên gia cho rằng, tỉnh Quảng Nam nói riêng và nhiều địa phương miền núi trên cả nước phải rà soát, xây dựng bổ sung ngay các bản đồ cảnh báo sạt lở mới. Cụ thể, bản đồ cập nhật sẽ chỉ rõ vùng nào, điểm nào có thể gây ra nguy cơ sạt lở lớn để đưa ra các giải pháp tương ứng.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Tuấn - Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên - cho biết thêm, hiện tại, các tỉnh miền núi như Nam Trà My, Bắc Trà My cần lập những bản đồ cảnh báo về các rủi ro do thiên tai và cả nguy cơ sạt lở. Việc xây dựng bản đồ là cần thiết và gấp rút để chính quyền, người dân chủ động được biết, từ đó hạn chế các vụ việc đau lòng xảy ra như Nam Trà My vừa qua.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Đơn vị xây dựng bản đồ sạt lở nói gì về sạt lở miền Trung?

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Địa hình vùng núi ở miền Trung nước ta có nhiều điều kiện bất lợi, cùng với đó là độ suy giảm rừng, các hoạt động nhân sinh đã "lấn sân" của tự nhiên, con người ở vào các vị trí đường đi của các khối trượt hoặc các dòng lũ, bùn đá nên thiệt hại là điều khó tránh.

Sạt lở đất trước biến đổi khí hậu: Cần có bản đồ phân vùng cảnh báo

LONG VŨ |

Khu vực miền Trung vừa qua đã xảy ra hàng loạt điểm sạt lở đất, trong đó có 3 điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước biến đổi của khí hậu, nhiều hình thái thiên tai cực đoan xảy ra, việc đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá cho từng địa phương được đặt ra cấp bách.

Bão số 12 giật cấp 15, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận trong diện mức cảnh báo thiên tai cấp 4

Kh.V |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12, ở đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 6 giờ qua phổ biến 30-50mm.

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán để đền trái chủ

Tâm Tú |

Tại TPHCM, 2 dự án khu 6A (huyện Bình Chánh) và dự án Amigo (Quận 1) đang được bị cáo Trương Mỹ Lan ưu tiên rao bán để khắc phục thiệt hại cho các trái chủ.

Tin 20h: Người vay méo mặt khi phải trả nợ bằng vàng

NHÓM PV |

Giá vàng nhẫn liên tục phá đỉnh, người dân méo mặt đi "trả nợ" vàng; Quy định của Bộ Giáo dục về việc thu tiền học thêm

Trung tâm Dịch vụ việc làm ở Đồng Nai xuống cấp, hư hỏng

MINH CHÂU |

Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai có diện tích hơn 4ha xuống cấp, hư hỏng.

CLB Thanh Hóa hòa đội bóng Malaysia tại Cúp C1 Đông Nam Á

NHÓM PV |

Dù bị dẫn trước 2 bàn nhưng Thanh Hóa thi đấu quả cảm để cầm hòa Terengganu với tỉ số 2-2 ở lượt trận thứ hai tại Cúp C1 Đông Nam Á 2024-2025 tối 25.9.

Đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất

Phương Anh |

Xoay quanh hiện tượng giá bất động sản tại một số đô thị lớn tăng cao, Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất nhằm giảm giá nhà ở.

Đơn vị xây dựng bản đồ sạt lở nói gì về sạt lở miền Trung?

Nguyễn Hà - Tô Thế |

Địa hình vùng núi ở miền Trung nước ta có nhiều điều kiện bất lợi, cùng với đó là độ suy giảm rừng, các hoạt động nhân sinh đã "lấn sân" của tự nhiên, con người ở vào các vị trí đường đi của các khối trượt hoặc các dòng lũ, bùn đá nên thiệt hại là điều khó tránh.

Sạt lở đất trước biến đổi khí hậu: Cần có bản đồ phân vùng cảnh báo

LONG VŨ |

Khu vực miền Trung vừa qua đã xảy ra hàng loạt điểm sạt lở đất, trong đó có 3 điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước biến đổi của khí hậu, nhiều hình thái thiên tai cực đoan xảy ra, việc đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá cho từng địa phương được đặt ra cấp bách.

Bão số 12 giật cấp 15, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận trong diện mức cảnh báo thiên tai cấp 4

Kh.V |

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12, ở đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 6 giờ qua phổ biến 30-50mm.