Sạt lở bờ sông Krông Nô ở Đắk Nông chưa có dấu hiệu dừng lại

Phan Tuấn |

Nhiều diện tích đất, cây trồng, công trình giao thông, thủy lợi... ở tỉnh Đắk Nông đã và đang bị dòng sông Krông Nô "nuốt chửng". Điều đáng nói, tình trạng sạt lở ở khu vực này diễn biến hết sức phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo UBND huyện Krông Nô, gần trạm bơm số 1 (xã Nâm N’Đir) hiện sạt lở trên 205m bờ sông. Các đoạn sạt lở ăn sâu vào bờ từ 12 - 18m.

Tại khu vực này, ngoài 30m đường bê tông nội đồng bị đứt gãy, còn có khoảng 100 cây cà phê của người dân sạt xuống sông Krông Nô.

Một đoạn kênh mương nội đồng bị sạt lở. Ảnh: Bảo Lâm
Một đoạn kênh mương nội đồng bị sạt lở. Ảnh: Bảo Lâm

Điều đáng nói, ở khu vực gần trạm bơm số 1, cánh đồng xã Nâm N'đir có nhiều dấu vết sạt lở mới. Điểm sạt lở ngày càng ăn sâu vào bờ sông và có nguy cơ lan rộng.

Trong đó, đoạn đường bê tông nội đồng có nguy cơ tiếp tục sạt lở rất cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và vận chuyển nông sản của bà con nhân dân.

Tại khu vực bờ sông Krông Nô gần với trạm bơm số 2, UBND xã Nâm N’đir tính toán có khoảng 200m bờ sông bị sạt lở. Tình trạng sạt lở đất đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng.

Hiện có khoảng 30m kênh mương bê tông gần trạm bơm số 2 đã bị đứt gãy, sạt xuống bờ sông Krông Nô. Nhiều phần đất canh tác và con đường đất ven sông đã bị dòng sông "nuốt chửng".

Nhiều diện tích đất bị sạt lở ăn sâu vào đất liền. Ảnh: Bảo Lâm
Nhiều diện tích đất bị sạt lở ăn sâu vào đất liền. Ảnh: Bảo Lâm

Dọc bờ sông Krông Nô đoạn qua thôn Nam Dao (xã Nâm N'đir) có khoảng 300m bị sạt lở. Ở vị trí này, sạt lở diễn ra chậm hơn so với các điểm khác.

Tuy nhiên, đoạn sạt lở hiện chỉ cách đường ven sông khoảng 2m, có nguy cơ ảnh hưởng tới đường giao thông, hệ thống kênh mương và đường điện nằm ngay cạnh đường.

Theo UBND huyện Krông Nô, tình trạng sạt lở bờ sông Krông Nô, đoạn qua xã Nâm N’đir, diễn biến rất phức tạp và nghiêm trọng.

Địa phương đã kiến nghị cấp trên sớm có các giải pháp cấp bách để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bảo vệ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Di dân ra khỏi vùng sạt lở và tạo sinh kế bền vững

NHẬT HỒ |

Thực hiện Ðề án Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 UBND tỉnh Cà Mau đã xác định: Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, bờ biển; phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở. Tuy nhiên, thực tế tại các khu tái định cư hiện hữu vẫn chưa hấp dẫn người dân.

Xã hội hóa xây kè, quản lý tốt khai thác cát để chống sạt lở

Lê Thanh Phong |

Sạt lở ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đến mức “báo động đỏ”. Mới nhất, ngày 30.10, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại huyện Ba Tri.

Khắc phục xong sạt lở đường sắt Bắc - Nam tại Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Ông Trần Văn Kế - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần đường sắt Nghệ Tĩnh - cho biết, sau gần 2 ngày 1 đêm nỗ lực khắc phục, đến 16h30 ngày 31.10, điểm sạt lở đường sắt Bắc - Nam đoạn qua thôn Liên Châu - xã Đức Liên, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã được khắc phục xong.

Bến Tre công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại Ba Tri

Thành Nhân |

Ngày 30.10, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển tại huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre).

CLB Nam Định thắng trận ra quân tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định giành chiến thắng 2-0 trước Lee Man (Hong Kong, Trung Quốc) trong trận đấu mở màn tại bảng G Cúp C2 châu Á 2024-2025.

Giờ thứ 9: Giao kèo hôn nhân - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Hai nhân vật trong câu chuyện là bạn thân. Vì gia đình thúc ép, họ đã đến với nhau bằng một bản hợp đồng hôn nhân. Họ sẽ sống với nhau như thế nào?

Vụ trẻ bị đánh, đá ở lớp: Phụ huynh, chủ nhà trẻ nói gì?

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Gia đình bé bị đánh rất xót con nhưng sẽ tha thứ cho cô. Chủ nhà trẻ xin lỗi vì quá nóng giận. Địa phương đã đình chỉ nhà trẻ.

Hành trình đi để trở về của Quán quân đường lên đỉnh Olympia

Nhóm PV |

Ước mơ được học tập, trải nghiệm ở môi trường quốc tế và sau đó sẽ quay trở lại Việt Nam, để hiện thực hóa khát vọng được cống hiến, được góp một phần công sức cho sự chuyển mình của đất nước - đây là điều mà Phan Minh Đức - quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2010 luôn ấp ủ và coi là lẽ sống. Hành trình trở về Việt Nam của Đức luôn có sự đồng hành của rất nhiều bạn trẻ, những người luôn khát khao được cống hiến cho đất nước, đơn giản vì muốn khẳng định: "Tôi là người Việt Nam". Hành trình đó, chúng tôi gọi là “đi để trở về" của những tài năng Việt.