Sạt lở “nuốt” 5 căn nhà ở huyện Nhà Bè trong đêm

MINH QUÂN |

Hàng chục gia đình ở xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TPHCM) phải di dời khẩn cấp sau khi xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng đêm 26.6, khiến 5 căn nhà bị hư hại.

Ghi nhận tại hiện trường sáng 27.6, đoạn sạt lở xảy ra tại khu vực ven sông Kinh Lộ, đoạn gần cầu Kinh Lộ (ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè) có chiều dài khoảng 50m, ăn sâu vào khoảng 20m của 5 căn nhà và làm 3 căn nhà khác tại khu vực này bị ảnh hưởng.

Sạt lở khiến bờ sông khu vực này trở nên nham nhở với những vết nứt rộng. Các căn nhà trở nên tan hoang khi các bức tường, mái tôn bị xé toạc hoặc đổ sập. Nhiều vật dụng sinh hoạt của người dân nổi lềnh bềnh dưới sông hoặc bị nước cuốn đi.

Những bức tường bị xé toạc, trôi xuống sông. Ảnh: G.A

Chưa hết bàng hoàng, chị Huỳnh Thị Phải (40 tuổi, ngụ số 18/1 tổ 4, ấp 3) – kể: “Vào khoảng 23h30 đêm 26.6, gia đình tôi đang ngủ thì bất ngờ nghe những tiếng động lớn phát ra từ phía bờ sông. Nghĩ là mưa lớn nên tôi chạy ra kiểm tra thì hoảng hồn thấy các bức tường phía sau nhà bị nứt toác, đổ sập rồi trôi tuột xuống sông” – chị Phải kể.

Lúc này, cả gia đình chị Phải hoảng loạn, tháo chạy ra ngoài và tri hô những hộ dân xung quanh. “Lúc đó rất hỗn loạn vì ai cũng hoảng sợ. Chúng tôi khi đó chỉ vội di chuyển được một số tài sản quan trọng ra ngoài, sau đó không ai dám vào nhà vì sợ nhà có thể bị sập bất cứ lúc nào” – chị Phải nói thêm.

Các căn nhà bị ảnh hưởng sau vụ sạt lở được cách ly nhằm đảm bảo an toàn. Ảnh: G.A

Có mặt tại hiện trường sáng 27.6, ông Đỗ Minh Toàn - Bí Thư kiêm Chủ tịch UBND xã Hiệp Phước - xác nhận, vụ sạt lở làm 5 căn nhà bị hư hại nghiêm trọng và 3 căn nhà bị ảnh hưởng. Trong đêm 26 đến rạng sáng 27.6, chính quyền địa phương đã di dời khẩn cấp 8 hộ dân này đến nơi an toàn.

Theo ông Toàn, thống kê sơ bộ, vụ sạt lở đã cuốn nhiều tài sản của những hộ dân nơi đây xuống sông, gây thiệt hại hơn 210 triệu đồng, chưa tính thiệt hại về diện tích đất bị sạt.

Ông Toàn cho biết, trước mắt, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ tiền tạm cư cho mỗi hộ dân là 1,5 triệu đồng. Đồng thời, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của địa phương sẽ đến hiện trường đo đạc, lập phương án bồi thường và di dời hoàn toàn những hộ dân nơi đây tới khu vực khác để tránh xảy ra tình trạng tương tự.

Cũng theo ông Toàn, trên địa bàn huyện nhà Bè hiện thống kê có 6 điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở và hiện UBND TPHCM đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp xử lý.

Các vật dụng sinh hoạt của người dân nằm ngổn ngang   Ảnh: G.A

Một cán bộ thuộc Khu Quản lý đường thủy nội địa – Sở GTVT TPHCM cho biết, nguyên nhân ban đầu của vụ sạt lở có thể tại khu vực trên xuất hiện hố xoáy gây xói mòn. Khi triều cường dâng cao, nước xoáy mạnh gây vụ sạt lở. Khu vực này đã có dự án xây bờ kè nhưng hiện đang chờ duyệt. Giải pháp trước mắt mà các đơn vị sẽ thực hiện là tiến hành kiểm tra kỹ tìm nguyên nhân, nếu có hố xoáy sẽ tiến hành lấp lại.

Các hộ dân bị ảnh hưởng bởi vụ sạt lở    Ảnh: G.A

Theo Sở GTVT TPHCM, hiện thành phố có 42 vị trí sạt lở bờ sông, kênh rạch, trong đó có 25 điểm đặc biệt nguy hiểm, tập trung chủ yếu ở các quận, huyện như Nhà Bè, Cần Giờ, 2, Thủ Đức…

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở bủa vây - nhớ về 3 “ông tam công” mở đất

Hoàng Văn Minh |

Sách giáo khoa địa lý phổ thông bây giờ vẫn còn ghi: Mỗi năm vùng ĐBSCL, đặc biệt là Mũi Cà Mau, lấn ra biển khoảng trên 100m. Tuy nhiên đó đã là chuyện cũ. Bởi từ cuối thập niên của năm 2000 đến nay, triều cường kèm theo sóng lớn thường xuyên đã tạo ra thực tế kinh hoàng ngược lại: Mỗi năm vùng Mũi Cà Mau bị cuốn trôi trung bình 5-8 km bờ biển, kéo theo đó là hàng trăm ha đất mỗi năm bị biển “nuốt trôi”. Mà đâu chỉ mỗi biển Cà Mau, sạt lở đang bủa vây cả vùng đồng bằng từ biển đến sông...

Hậu sạt lở ở An Giang: Hàng trăm hộ dân “ăn nhờ ở đậu” vì... thiếu cát

TRẦN LƯU |

Từ sau vụ người dân Cù Lao Giêng phản ứng dự án thông luồng, đến nay, tỉnh An Giang vẫn đau đầu trong việc tìm nguồn cát xây dựng khu tái định cư cho hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng trong vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên sông Vàm Nao vừa qua. Theo đó, hàng trăm hộ dân vẫn phải sống trong cảnh lay lắt, tạm bợ do khu tái định cư chưa thể hoàn thành…

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Lực lượng chức năng căng mình phân luồng cầu phao Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 30.9, khi cầu phao Phong Châu thông xe, lưu lượng phương tiện đổ về rất đông, các lực lượng chức năng phải căng mình điều tiết giao thông.

Nghịch cảnh của phim Việt dự Oscar

Bình An |

Xưa nay, mỗi bộ phim Việt gửi dự vòng sơ tuyển Oscar ở hạng mục "Phim quốc tế hay nhất" luôn gây tranh cãi.

Trương Mỹ Lan muốn giải tỏa kê biên hàng loạt tài sản

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên xử xét ngày 30.9, Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX giải tỏa tài sản đã bị kê biên để khắc phục hậu quả.

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Sạt lở bủa vây - nhớ về 3 “ông tam công” mở đất

Hoàng Văn Minh |

Sách giáo khoa địa lý phổ thông bây giờ vẫn còn ghi: Mỗi năm vùng ĐBSCL, đặc biệt là Mũi Cà Mau, lấn ra biển khoảng trên 100m. Tuy nhiên đó đã là chuyện cũ. Bởi từ cuối thập niên của năm 2000 đến nay, triều cường kèm theo sóng lớn thường xuyên đã tạo ra thực tế kinh hoàng ngược lại: Mỗi năm vùng Mũi Cà Mau bị cuốn trôi trung bình 5-8 km bờ biển, kéo theo đó là hàng trăm ha đất mỗi năm bị biển “nuốt trôi”. Mà đâu chỉ mỗi biển Cà Mau, sạt lở đang bủa vây cả vùng đồng bằng từ biển đến sông...

Hậu sạt lở ở An Giang: Hàng trăm hộ dân “ăn nhờ ở đậu” vì... thiếu cát

TRẦN LƯU |

Từ sau vụ người dân Cù Lao Giêng phản ứng dự án thông luồng, đến nay, tỉnh An Giang vẫn đau đầu trong việc tìm nguồn cát xây dựng khu tái định cư cho hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng trong vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên sông Vàm Nao vừa qua. Theo đó, hàng trăm hộ dân vẫn phải sống trong cảnh lay lắt, tạm bợ do khu tái định cư chưa thể hoàn thành…