Tháng tư về thăm di tích Nọc Nạng

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu -  Di tích lịch sử Nọc Nạng tọa lạc Ấp 4, Xã Phong Thạnh A, Thị xã Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu. Đây là nơi anh em ông Mười Chức không chịu mất đất, mất nước nổi lên đánh địa chủ và được tòa đại hình tại Cần Thơ tuyên thắng kiện.

Người nông dân giữ đất

"Đồng Nọc Nạng bên sâu bên cạn

Trời Bạc Liêu chỗ thấp, chỗ cao

Chim chiều chớp cánh lao xao

Tìm về Nọc Nạng gởi trao bóng mình”.

Năm 1900, người nông dân tên Nguyễn Văn Tính đã đưa con, cháu của mình từ tỉnh Long An xuống vùng đất Nọc Nang - Giá Rai để khai khẩn đất hoang ổn định cuộc sống. Sau khi ông Tính qua đời, đã để lại phần đất này cho con trai của mình là ông Nguyễn Văn Luông (tức ông Tám Luông) thừa kế.

Đồng Nọc Nạng, tỉnh Bạc Liêu ghi dấu một thời mở đất và giữ đất của vùng đất phương Nam. Ảnh: Ban quản lý di tích
Đồng Nọc Nạng, tỉnh Bạc Liêu ghi dấu một thời mở đất và giữ đất của vùng đất phương Nam. Ảnh: Ban quản lý di tích

Mảnh đất mà cha con ông khai phá bấy lâu nay bị bọn điền chủ trong vùng thay nhau chiếm đoạt. Ông Tám Luông đã làm đơn thưa kiện nhưng không được chính quyền giải quyết. Gia đình người nông dân này vẫn cam chịu và nhẫn nhịn như họ đã đặt tên con của mình là Năm Nhẫn, Sáu Nhịn, nhưng càng nhẫn nhịn thì càng bị áp bức, bóc lột mà vẫn bị bọn địa chủ chiếm gần hết số đất của gia đình.

“Tức nước vỡ bờ” cả đại gia đình họ đã đứng lên đấu tranh giành lại quyền làm chủ ruộng đất của mình. Đó chính là nguyên nhân xảy ra trận quyết tử vào ngày 16.2.1928.

Di tích Đồng Nọc Nạng, Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều hiện vật của con người và vùng đất Giá Rai xưa. Ảnh: Ban quản lý di tích
Di tích Đồng Nọc Nạng, Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều hiện vật của con người và vùng đất Giá Rai xưa. Ảnh: Ban quản lý di tích

Sự kiện này làm chấn động dư luận khắp cả nước, một trong các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân Bạc Liêu thời kỳ trước khi có Đảng.

Đây là một cuộc đấu tranh không cân sức. Một bên là anh em ông Mười Chức mỗi người tay cầm một nông cụ, chủ yếu là những vũ khí rất thô sơ như: Dao, mác, phảng, gậy gộc,… nhưng cả đại gia đình họ hiện hữu một khí phách anh hùng. Còn bên kia là thực dân Pháp được trang bị vũ khí hiện đại.

Về phía gia đình ông Mười Chức tham gia trận quyết tử gồm có: Ông Mười Chức, cô Út Liễu - em thứ 12 của ông Mười Chức và cũng là em út trong gia đình. Bà Nghĩa (vợ ông Mười Chức) đang mang thai 7 tháng. Người phụ nữ bị đánh ngất xỉu là cô Út Trong - em thứ 11 trong gia đình ông Mười Chức. Còn người đỡ cô Út Trong là ông Tư Tại - anh thứ 4 trong gia đình.

Phía sau ông Tư Tại là ông Năm Nhẫn, Sáu Nhịn, ông Lê Văn Miều là hàng xóm của gia đình ông Mười Chức và sau này là chồng cô Út Liễu, em rể ông Mười Chức và nhân dân trong vùng đất Phong Thạnh tiếp ứng.

Về phía thực dân Pháp gồm có: Cò Tuột Nhê, Cò Bô Zu, lính mã tà, hương chức làng xã Phong Thạnh là người dẫn đường chỉ điểm để thực dân Pháp đến cướp lúa gia đình ông Mười Chức.

Hào khí nông dân

Trong gia đình, ông Mười Chức được xem là gan dạ, dũng cảm nhất vì ông dám đứng lên đấu tranh chống trả với bọn cường hào ác bá và thực dân Pháp. Khi nói về sự kiện Nọc Nạng, người dân thường nhắc ngay tới ông Mười Chức. Còn trong cuộc chiến ngày hôm đó, ông được xem là linh hồn của trận quyết tử bởi vì chỉ với một cây mác rừng ông đã dũng cảm tiến tới đâm chết tên cò Tuột Nhê.

Di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng đã trở thành điểm tham quan, du lịch của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Ban quản lý di tích
Di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng đã trở thành điểm tham quan, du lịch của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Ban quản lý di tích

Tan trận chiến, ông Lê Văn Miều đuổi rượt theo bọn cò Pháp và ông đã cướp được khẩu súng. Thực dân Pháp lui ghe lúa đi và áp giải cô Út Trong theo. Trong trận quyết tử, gia đình ông Mười Chức có 5 người tử trận là: Vợ chồng ông Mười Chức (kể cả đứa bé trong bụng vợ ông, cùng người anh Năm Nhẫn; còn ông Sáu Nhịn bị thương nặng, được chạy chữa nhưng 3 ngày sau (ngày 19.2.1928) cũng mất.

Hai vợ chồng ông Mười Chức chết để lại 3 đứa con thơ dại đang tuổi ăn, tuổi lớn cho bà Tám Luông nuôi dưỡng. Đứa lớn nhất tên Tổng 8 tuổi, đứa thứ 2 tên Tản 4 tuổi, đứa thứ 3 tên Bạc chỉ mới 2 tuổi mà phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Bên phía thực dân Pháp thì chỉ có cò Tuột Nhê chết, cò Bô Zu bị thương ở tay. Buổi sáng tang thương hôm ấy được xem là ngày định mệnh của gia đình ông Mười Chức, cái ngày mà 5 người đổi 1 tên Tây.

Để nói về sự kiện Nọc Nạng dân gian ở đây có câu ca dao:

“Ngó lên trời trời cao có thấu

Ngó xuống đất thấy đất rộng thinh thinh

Tay bay vạ gió thình lình

 Cả nhà Mười Chức tan tành tại ai?”.

Sự kiện Nọc Nạng gây tiếng vang lớn đối với phong trào đòi lại ruộng đất của nông dân Nam Bộ nói chung và nông dân Giá Rai - Bạc Liêu riêng.

Di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng, Bạc Liêu nơi giáo dục lý tưởng cách mạng cho giới trẻ. Ảnh: Ban quản lý di tích
Di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng, Bạc Liêu nơi giáo dục lý tưởng cách mạng cho giới trẻ. Ảnh: Ban quản lý di tích

Năm 1991, Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng nơi xảy ra sự kiện Nọc Nạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hằng năm, vào ngày 25 tháng giêng âm lịch, tại di tích Nọc Nạng có tổ chức lễ hội Đồng Nọc Nạng để tưởng nhớ đến những người có công khai khẩn vùng đất Nọc Nạng - Giá Rai này, cũng như những người đã tham gia trận quyết tử ngày 16.2.1928.

Ký giả Lê Trung Nghĩa - hay còn gọi là nhà báo Lê Trung Nghĩa - là nhà báo chuyên viết về chủ đề người nông dân nghèo. Ông đã đứng ra kêu gọi 2 vị trạng sư người Pháp là Tri Con và Zevaco. Cuối cùng tòa buộc tội anh em ông Mười Chức dậy loạn chống công quyền, giết người. Cô Út Liễu, ông Tư Tại và ông Tia con của ông Tư Tại được tha bổng vì thiếu bằng cớ. Ông Miều 2 năm tù, cô Út Trong 6 tháng tù nhưng điều hưởng án treo. Sau khi ra tù, hơn 2 tháng sau, cô bị bệnh chết do những vết thương trong trận quyết tử cũng như lúc ở tù cô bị tra tấn. Cô mất vào ngày 1.10.1928.

Sau phiên tòa, ông Tư Tại tiếp tục gửi đơn khiếu nại đòi lại ruộng đất. Đến năm 1932, chính quyền Pháp ra phái lai số 2315 ngày 28.5.1932 cấp trả vĩnh viễn 50,40 hécta đất cho gia đình ông Tại.

Sự kiện Nọc Nạng là nguồn cảm hứng sâu sắc, đề tài hấp dẫn tạo động lực để các nhà văn, nhà thơ, nhà báo cho ra đời các tác phẩm hay như: Truyện Đất rừng Phương Nam, phim Đất Phương Nam, cải lương Máu thắm Đồng Nọc Nạng, vè Mười Chức, thơ Mười Chức...

Đồng Nọc Nạng thắm đẫm máu và nước mắt cùa người dân Nọc Nạng. Cuộc đấu tranh tự phát của gia đình ông Mười Chức trong trận quyết tử ngày 16.2.1928 đã trở thành sự tích anh hùng làm vang danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh.

Cái tên Nọc Nạng khốn khó năm xưa nay đã trở thành miền đất lành.

“Tới đây sao dạ bồi hồi

Nhớ người Nọc Nạng một đời đánh Tây

Ngày xưa ở cánh đồng này

Anh em Mười Chức siết tay giết thù

Nhớ thời trời đất âm u

Lúa vét sạch bồ xu lọt túi nheo

Bây giờ đất rộng trời cao

Gió đưa cò lả lao xao ruộng đồng”.

(Bài viết có sử dụng tư liệu của Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu)

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo Nhà hát Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu

Nhật Hồ |

Công trình Nhà hát Cao Văn Lầu nằm ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có hình dạng 3 chiếc nón lá thu hút sự quan tâm của du khách.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả "5 trụ cột, 3 đột phá" phát triển Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Sáng ngày 28.4, tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2023).

Bạc Liêu trao thưởng khuyến tài cho 162 giáo viên, học sinh, sinh viên

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 27.4, Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao thưởng khuyến tài cho 162 giáo viên, học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2021-2022 và 2022-2023.

Sụp lún bờ kè kênh xáng Bạc Liêu-Cà Mau: Hoàn thành gia cố trước ngày 30.4

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Trước tình hình sụp lún bờ kè kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã chính thức tổ chức gia cố, chỉnh trang. Tất cả công việc sẽ được hoàn thành trước ngày 30. 4.

Lễ hội Nghinh Ông Bạc Liêu phải tuân thủ thông điệp 2K

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Lễ hội Nghinh Ông tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu dự kiến có hàng nghìn người tham dự. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng quay trở lại, tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo phải tuân thủ nghiêm công tác phòng chống dịch.

Bạc Liêu: Các trường hợp COVID-19 được kiểm soát, không có nguy cơ lây lan

NHẬT HỒ |

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, các trường hợp COVID-19 mới phát hiện đã được kiểm soát, không có nguy cơ lây lan.

Hiện trường cướp ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ

QUANG PHƯƠNG |

Cần Thơ - Một đối tượng nghi sử dụng ma túy đã cướp ô tô tải gây tai nạn liên hoàn tại khu vực trước cổng Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Cục Thuế Bình Định cưỡng chế nợ thuế đối với Bamboo Airways

Hoài Phương |

Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, trường hợp Bamboo Airways không nộp đủ số tiền thuế nợ, Cục sẽ cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Độc đáo Nhà hát Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu

Nhật Hồ |

Công trình Nhà hát Cao Văn Lầu nằm ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có hình dạng 3 chiếc nón lá thu hút sự quan tâm của du khách.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả "5 trụ cột, 3 đột phá" phát triển Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Sáng ngày 28.4, tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2023).

Bạc Liêu trao thưởng khuyến tài cho 162 giáo viên, học sinh, sinh viên

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 27.4, Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao thưởng khuyến tài cho 162 giáo viên, học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2021-2022 và 2022-2023.

Sụp lún bờ kè kênh xáng Bạc Liêu-Cà Mau: Hoàn thành gia cố trước ngày 30.4

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Trước tình hình sụp lún bờ kè kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã chính thức tổ chức gia cố, chỉnh trang. Tất cả công việc sẽ được hoàn thành trước ngày 30. 4.

Lễ hội Nghinh Ông Bạc Liêu phải tuân thủ thông điệp 2K

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Lễ hội Nghinh Ông tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu dự kiến có hàng nghìn người tham dự. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng quay trở lại, tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo phải tuân thủ nghiêm công tác phòng chống dịch.

Bạc Liêu: Các trường hợp COVID-19 được kiểm soát, không có nguy cơ lây lan

NHẬT HỒ |

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, các trường hợp COVID-19 mới phát hiện đã được kiểm soát, không có nguy cơ lây lan.