Thực hiện Đề án 1 triệu hécta lúa gạo chất lượng cao ở Kiên Giang: Cần cơ chế phù hợp cho doanh nghiệp, nông dân

NGUYÊN ANH |

Tại hội thảo giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) với UBND tỉnh Kiên Giang vừa diễn ra, các đại biểu đã có nhiều góp ý để hoàn thiện đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 

ĐBSCL là vựa lúa của cả nước

Theo đó, đề án nằm trong chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để hoàn thiện đề án, đây là lần thứ hai Bộ NNPTNT tổ chức hội thảo để lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL và các doanh nghiệp. ĐBSCL là vựa lúa của cả nước, những năm gần đây sản lượng lúa của vùng đạt khoảng 24-25 triệu tấn/năm.

Giai đoạn từ năm 2010 - 2021 diện tích gieo trồng lúa giảm nhưng sản lượng không giảm và có mức gia tăng đáng kể. Vụ đông xuân ở ĐBSCL năng suất lúa đạt hơn 7tấn/ha, cao nhất trong khu vực ASEAN và trong top đầu của thế giới.

Năm 2022, riêng Kiên Giang đã sản xuất 4,4 triệu tấn, trong đó có hơn 97% là lúa chất lượng cao, lúa chuyên canh, bên cạnh đó có 109.000ha liên kết tiêu thụ, tất cả đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và lúa hữu cơ.

Theo Sở NNPTNT tỉnh, Kiên Giang là địa phương có nhiều lợi thế về ngành hàng lúa gạo chất lượng cao. Năm 2022, Kiên Giang xây dựng được 693 cánh đồng lớn trong đó có 502 cánh đồng lớn có gắn liên kết tiêu thụ, các cánh đồng còn lại đều có thương lái thu mua.

Kiên Giang có hơn 1.200ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ, 500ha đạt chứng nhận GlobalGAP, gần 1.200ha lúa đạt chứng nhận VietGAP, trên 2.500ha đạt tiêu chuẩn SRP xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, tỉnh còn gặp khó trong tổ chức sản xuất cánh đồng lớn như sự liên kết giữa các tổ chức nông dân và doanh nghiệp thiếu bền vững, chưa gắn bó lâu dài trong liên kết sản xuất và tiêu thụ; giá lúa doanh nghiệp chênh lệch không nhiều so sản xuất thông thường nên nhiều nông dân không duy trì sản xuất đạt chuẩn vì chi phí tư vấn, chứng nhận lúa sản xuất đạt chuẩn cao doanh nghiệp phải chi trả...

Cần phải có thời gian, nguồn lực tổng thể 

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, bộ mong muốn nghe ý kiến góp ý về dự thảo đề án. Đây là cơ sở để ban soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện đề án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 nâng diện tích lúa chất lượng cao của vùng ĐBSCL 500.000ha, sản xuất 2 vụ/năm, tương đương 1 triệu hécta gieo trồng, sản lượng khoảng 6,2 triệu tấn lúa. Lợi nhuận bình quân người trồng lúa đạt trên 35%. Giảm lượng lúa giống còn 80kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, giảm 30% lượng nước tưới.

Tỉ lệ diện tích ứng dụng quy trình GAP và tương đương được công nhận đạt 80%, tỉ lệ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số đạt trên 20%. Tỉ lệ diện tích áp dụng cơ giới hóa đạt 50%, giảm 10% phát thải khí nhà kính. Lượng gạo xuất khẩu có thương hiệu Việt Nam đạt 760.000 tấn, trong đó có 20% sản lượng gạo trong đề án.

Theo các ý kiến đóng góp, để thực hiện thành công đề án này cần có một cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp dành cho doanh nghiệp và nông dân như chính sách hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp; hỗ trợ hợp tác xã tham gia liên kết; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ lúa (được vay vốn ngân hàng phục vụ tiêu thụ lúa từ vùng liên kết, đầu tư xây dựng kho, hệ thống sấy, chế biến)...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng, để tổ chức triển khai thực hiện xây dựng các vùng lúa chuyên canh chất lượng cao cần phải có thời gian, nguồn lực tổng thể, do vậy rất cần sự tham gia, liên kết, hợp tác của chính quyền địa phương vùng ĐBSCL, các bộ, ngành Trung ương, đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức quốc tế, hợp tác xã và nông dân... nhằm nâng cao giá trị, thu nhập người dân, giúp người dân an tâm sản xuất, làm giàu từ sản xuất lúa gạo.

Theo PGS-TS Bùi Bá Bổng, chuyên gia cao cấp nông nghiệp cho hay, cái chính của đề án là vấn đề tổ chức sản xuất gắn với giảm phát thải khí nhà kính. Trong đó cái khó nhất của tổ chức lại sản xuất là ký kết với doanh nghiệp và HTX. Cần tổ chức tốt việc liên kết ngang và cần có cam kết của chính phủ, có chính sách riêng cho đề án này.

Ông Lê Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh đi đúng hướng với đề án này. Tỉnh mạnh dạn đăng ký sản xuất 200.000ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh.

Kiên Giang cũng đề xuất cần phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức thực hiện, có cơ chế chính sách về vốn, kết cấu hạ tầng dành cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất cân đối lại mùa vụ để đáp ứng đủ các phân khúc lúa gạo Việt Nam

Vũ Long |

Mỗi năm xuất khẩu khoảng 6,2-6,5 triệu tấn gạo, nhưng Việt Nam lại nhập tới gần 1 triệu tấn gạo do phân khúc gạo chất lượng trung bình đang thiếu hụt.

Việt Nam lên tiếng về thông tin cùng Thái Lan bàn tăng giá lúa gạo

Thanh Hà |

Về giá lúa gạo, Việt Nam luôn tôn trọng quy luật thị trường cũng như tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

Dự án trồng lúa gạo chất lượng cao giúp nông hộ nhỏ tăng 17% thu nhập

Vũ Long |

Dự án Chuỗi giá trị lúa gạo cho nông hộ sản xuất nhỏ theo định hướng thị trường tăng 17% thu nhập cho nông hộ nhỏ, đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Mặt bằng mới cho thị trường lúa gạo toàn cầu

LỤC TÙNG |

Sự kiện Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo được đánh giá là cơ hội để nhiều quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam, chung tay lập lại bình đẳng cho giá lúa gạo toàn cầu.

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Phụ huynh được trả lại tiền sau khi bức xúc về các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi bức xúc phản ánh về các khoản thu, một số phụ huynh của Trường Tiểu học Hải Thượng (Thị xã Nghi Sơn) đã được trả lại tiền đóng trước đó.

Đề xuất cân đối lại mùa vụ để đáp ứng đủ các phân khúc lúa gạo Việt Nam

Vũ Long |

Mỗi năm xuất khẩu khoảng 6,2-6,5 triệu tấn gạo, nhưng Việt Nam lại nhập tới gần 1 triệu tấn gạo do phân khúc gạo chất lượng trung bình đang thiếu hụt.

Việt Nam lên tiếng về thông tin cùng Thái Lan bàn tăng giá lúa gạo

Thanh Hà |

Về giá lúa gạo, Việt Nam luôn tôn trọng quy luật thị trường cũng như tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

Dự án trồng lúa gạo chất lượng cao giúp nông hộ nhỏ tăng 17% thu nhập

Vũ Long |

Dự án Chuỗi giá trị lúa gạo cho nông hộ sản xuất nhỏ theo định hướng thị trường tăng 17% thu nhập cho nông hộ nhỏ, đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Mặt bằng mới cho thị trường lúa gạo toàn cầu

LỤC TÙNG |

Sự kiện Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo được đánh giá là cơ hội để nhiều quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam, chung tay lập lại bình đẳng cho giá lúa gạo toàn cầu.