TP.Hồ Chí Minh: Nhiều người vẫn lái xe sau khi uống rượu bia

TRẦN KHANH |

Từ 1.1.2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực và nghiêm cấm việc "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn", nhưng ghi nhận thực tế tại TPHCM, nhiều người vẫn chưa bỏ được thói quen lái xe sau khi sử dụng rượu, bia.

Theo ghi nhận của PV Lao Động, tại một số quán nhậu trên đường Khánh Hội (quận 4), Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ (quận 7),… vẫn có khá nhiều người sử dụng phương tiện cá nhân đến các nhà hàng ăn nhậu. Thậm chí sau khi rời khỏi quán, các “ma men” bước lên ôtô, xe máy với mùi rượu, bia nồng nặc.

Cụ thể, khoảng 13h ngày 1.1, có 4 vị khách đi ra từ nhà hàng H.L số 198/48 đường Khánh Hội trong trạng thái mặt đỏ bừng, ngà ngà men say. Sau đó, 2 người đàn ông lấy xe máy chở 2 người phụ nữ nhanh chóng rời đi.

Các vị khách nhanh chóng rời khỏi nhà hàng tình trạng nồng nặc mùi rượu, bia. Ảnh TK.
Các vị khách nhanh chóng rời khỏi nhà hàng tình trạng nồng nặc mùi rượu, bia. Ảnh TK.

Tương tự, khoảng 13h30 tại một nhà hàng nằm ở ngã 4 giao cắt Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Thị Thập (quận 7), một nhóm khách nam gồm 6 người sau khi liên hoan nồng nặc mùi rượu, bia liền lấy xe máy ra về. Tuy vài người có dấu hiệu say xỉn, chân đi bước thấp bước cao nhưng vẫn cố gắng chạy xe đến địa điểm karaoke đã hẹn trước đó.

Một vị khách có dấu hiệu say xỉn, chân bước đi không vững đang loay hoay tìm xe máy ra về. Ảnh TK.
Một vị khách có dấu hiệu say xỉn, chân bước đi không vững đang loay hoay tìm xe máy ra về. Ảnh TK.

Anh Nguyễn Hữu Phước (30 tuổi) – bảo vệ nhà hàng H.L số 198/48 đường Khánh Hội cho biết, chuyện dân nhậu lai rai say xỉn từ tối đến sáng là bình thường, thậm chí nhiều người còn cố tỏ ra tỉnh táo để lái xe về nhà nên rất nguy hiểm. Hơn nữa, rượu bia có thể chưa ngấm ngay sau khi uống, mà ngấm dần trên đường về, khiến không ít vụ tai nạn đau lòng đã xảy ra.

Bảo vệ nhà hàng H.L thường xuyên chứng kiến khách hàng sử dụng rượu bia, sau đó vẫn tự chạy xe về nhà. Ảnh TK.
Bảo vệ nhà hàng H.L thường xuyên chứng kiến khách hàng sử dụng rượu bia, sau đó vẫn tự chạy xe về nhà. Ảnh TK.

“Tôi đã từng chứng kiến nhiều vị khách say mềm, đi chân nọ đá chân kia thế mà vẫn cố lái xe về đến nhà. Nhưng cũng có người say quá phải gửi lại xe ở đây, hôm sau mới đến lấy”, anh Phước cho biết thêm.

Thường tìm đến quán bia sau mỗi ngày làm việc căng thẳng, anh Lê Trọng Hoàng (45 tuổi, ở chung cư Ehome, đường Hồ Ngọc Lãm, quận Bình Tân) cho hay, đã không nhậu thì thôi, ngồi vô bàn nhậu là uống hết mình. Quy định của nhóm là mỗi người “quản lý” một chai, nếu uống chưa hết thì sẽ bị giục uống nhanh để mọi người được tiếp tục khui chai mới.

Tuy nhiên, khi được hỏi về việc xúi giục hoặc ép bạn nhậu uống rượu, bia là hành động bị pháp luật nghiêm cấm thì anh Hoàng tỏ ra bất ngờ. Bởi anh cho rằng, ngồi cùng bàn ai cũng phải uống đều thì mới vui, hơn nữa phải có tí rượu bia vào thì câu chuyện mới cởi mở, có thêm cơ hội làm ăn.

Theo chị Ngô Thanh Lan – quản lý nhà hàng ở số 23 Nguyễn Văn Linh (quận 7), quán có bố trí lái xe để phục vụ đưa khách về tận nhà sau khi uống rượu bia. Nhưng đa số khách hàng đều khẳng định mình còn đủ tỉnh táo để lái xe về nhà, do đó quán không thể ngăn cản được họ. Một số người còn tỏ ra khó chịu và quay ra chửi bới rất khó nghe.

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, kể từ ngày 1.1.2020, người điều khiển xe ôtô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở có thể bị phạt tới 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 22-24 tháng.

Bên cạnh đó, người điều khiển xe mô tô nếu trong cơ thể có nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Còn đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ cũng bị phạt từ 400-600 nghìn đồng.

TRẦN KHANH
TIN LIÊN QUAN

Góp phần kéo giảm tai nạn giao thông

Đặng Tiến |

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực sẽ tác động rất lớn và tích cực về mặt an toàn giao thông vì việc siết chặt quản lý sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông góp phần kéo giảm tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối dư luận xã hội hiện nay. Tuy nhiên, kết quả cụ thể sẽ còn phụ thuộc vào công tác tổ chức thực hiện của lực lượng chức năng.

Từ 1.1.2020: Cấm bán rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi

VƯƠNG TRẦN |

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định nhiều nhóm hành vi bị nghiêm cấm như: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia và bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

Năm An toàn giao thông 2020 có chủ đề "Uống rượu bia- Không lái xe"

Minh Hạnh |

Sáng 28.12, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động Lễ ra quân Năm An toàn giao thông 2020 và cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và Lễ hội Xuân năm 2020. 

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.