Trẻ em phải lao động sớm sẽ để lại nhiều hậu quả

Nam Dương |

Đối thoại chính sách “Các tiêu chuẩn lao động quốc tế về lao động trẻ em hướng tới minh bạch chuỗi cung ứng trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Bộ LĐTBXH phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức ngày 6.8 tại TPHCM với sự tham gia hơn 100 đại biểu từ Đại sứ quán Mỹ, Anh, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EURO Cham), nhiều bộ, ban, ngành, sở LĐTBXH các tỉnh, thành phía Nam, doanh nghiệp trong nước…

Bà Cao Thanh Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ LĐTBXH: cho biết, kết quả điều tra quốc gia năm 2012, Việt Nam có 1,75 triệu lao động trẻ em.

Trẻ em phải lao động sớm sẽ để lại nhiều hậu quả, gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tâm lý, đồng thời cản trở việc tiếp cận giáo dục, từ đó tác động tiêu cực tới tương lai của chính trẻ em cũng như việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời tác động tới nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

Thực tế trên thế giới  cho thấy hàng hóa được sản xuất với sự tham gia của lao động trẻ em khi được phát hiện ở bất cứ công đoạn nào sẽ gây thiệt hại cả về kinh tế và uy tín cho doanh nghiệp  đó, thậm chí ngành hàng đó.

Nhiều nơi vẫn sử dụng lao động trẻ em do giá rẻ.
Nhiều nơi vẫn sử dụng lao động trẻ em do giá rẻ.

Tuy nhiên, vẫn có thực tế là do lao động trẻ em có giá rẻ và nhiều trẻ em vẫn sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động nên người sử dụng lao động tận dụng lợi thế này để tăng cường lao động trẻ em.

Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ LĐTBXH cho biết, Việt Nam đã tham gia một số Hiệp định Thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); trong đó có quy định về việc loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

Theo ông Vinh, tỉ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế, lao động trẻ em và lao động trẻ em làm các công việc có nguy cơ nặng nhọc, độc hại có xu hướng giảm mạnh.

Các đại biều tham gia đối thoại. Ảnh Nam Dương
Các đại biểu tham gia đối thoại. Ảnh Nam Dương

Khu vực kinh tế trẻ em tham gia lao động có sự thay đổi lớn, giảm mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và gia tăng trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; trẻ em làm công việc nặng nhọc độc hại có xu hướng gia tăng ở nhóm những trẻ em không đi học, thôi học và tỉ lệ trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại ở thành thị cao hơn ở nông thôn.

Ông Vinh khuyến cáo: Để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần có sự tham gia bền vững, sự liên kết của tất cả các đối tác trong xã hội, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng; tăng cường vai trò giám sát của chính quyền địa phương đối với tình hình lao động trẻ em, tăng cường nhận thức về quyền lao động, quyền trẻ em đối với người dân.

Bà Valentina Barcucci, cho rằng cần chung tay của cả cộng đồng để giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Ảnh Nam Dương
Bà Valentina Barcucci, cho rằng cần chung tay của cả cộng đồng để giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Ảnh Nam Dương

Đặc biệt, ông Vinh nhấn mạnh vai trò của người sử dụng lao động, theo đó doanh nghiệp phải hiểu rõ rằng sử dụng lao động trẻ em là phi đạo đức và bất hợp pháp.

Bà Valentina Barcucci, đại diện ILO, cũng cho rằng để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đòi hỏi cần có sự chung tay của tất cả cộng đồng, doanh nghiệp, trong đó có vai trò quan trọng của các cơ quan chức năng.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Có được sử dụng lao động trẻ em trong công trường xây dựng?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email anhquanx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Cháu tôi hiện đang học lớp 10. Kỳ nghỉ hè vừa rồi, cháu có đi xin việc ở một công trường xây dựng và công việc chủ yếu của cháu là vận chuyển gạch xây nhà. Việc người sử dụng lao động đồng ý nhận cháu tôi vào làm việc tại công trường xây dựng có vi phạm pháp luật không?

Bình Phước: Hơn 2.000 công nhân lao động được tuyên truyền pháp luật

Đỗ Trình |

Ngày 28.7, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Long Fa phối hợp Đồn Công an khu công nghiệp Minh Hưng III- huyện Chơn Thành tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 2.000 công nhân lao động đang làm việc tại Công ty.

Tạo điều kiện tốt nhất để người lao động chăm sóc, giáo dục con em

HÀ ANH |

Giai đoạn 2017 - 2019, các cấp lãnh đạo trong ngành Ngân hàng Việt Nam - từ chuyên môn đến Công đoàn - luôn quan tâm sát sao, định hướng chỉ đạo tổ chức các hoạt động hướng về cơ sở, tập trung cho người lao động (CBCCVCLĐ), tạo điều kiện tốt nhất để họ chăm sóc, giáo dục con em mình, góp phần xây dựng và tạo nguồn lực cho xã hội.

Sau phóng sự của Lao Động: Hà Nội đề nghị xử lý nghiêm đối tượng chăn dắt ăn xin

Cường Ngô - Nguyễn Hà |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài "Chăn dắt ăn xin: Những sự thật trần trụi được kể từ người trong cuộc", Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã đề nghị Công an thành phố Hà Nội vào cuộc, xử lý nghiêm.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Haaland lập cú đúp giúp Man City đánh bại Brentford

NGUYỄN ĐĂNG |

Brentford đã không thể tạo nên cú sốc trước Man City tại vòng 4 Ngoại hạng Anh, dù đã dẫn trước ngay ở giây thứ 22.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?