Trẻ em sợ bạo lực tinh thần thông qua mạng xã hội

Thuỳ Trang |

Với mong muốn lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của các đại biểu trẻ em TP.Đà Nẵng như một nhân tố tích cực tham gia vào quá trình cải thiện các điều kiện sống và phát triển của trẻ em, mới đây, HĐND TP.Đà Nẵng đã tổ chức Chương trình Gặp mặt đại biểu trẻ em thành phố với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”.

Mạng xã hội tạo nên áp lực tinh thần lớn với học sinh

Chương trình có sự tham gia của 120 đại biểu trẻ em tại 7 quận, huyện, đại biểu trẻ em đại diện thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt.

Tại đây, em Kim Loan, học sinh quận Hải Châu nêu lên thực trạng, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Internet, nhiều bạn hiện nay có tiếp nhận thông tin xấu dẫn đến suy nghĩ nông nổi, tiêu cực hay chia bè phái, bôi nhọ lẫn nhau trên mạng xã hội gây ra những điều không tốt.

Cùng chung ý kiến về vấn đề này, em Ái Thi, học sinh quận Thanh Khê cho rằng, việc sử dụng mạng xã hội đang trở thành thói quen, được hình thành từ rất sớm ở độ tuổi học sinh hiện nay. Điều này dẫn đến mặt tiêu cực là vấn đề bạo lực học đường bây giờ không chỉ là bạo lực thân thể mà còn là bạo lực tinh thần. Một học sinh có thể trở thành đối tượng bị tấn công trên các nền tảng mạng xã hội.

“Chúng em mong muốn hoạt động truyền thông về an toàn mạng xã hội sẽ được đẩy mạnh, có giải pháp trong việc tương tác giữa bố mẹ, con cái để hiểu về mặt tiêu cực và tích cực của mạng xã hội” - Ái Thi chia sẻ.

Gia Hân, học sinh quận Liên Chiểu, nêu ý kiến, nhiều bạn ở độ tuổi vị thành niên hiện nay có nhiều suy nghĩ bị giữ trong lòng quá lâu do các bạn bị áp lực, tổn thương mà không biết chia sẻ với ai, ai sẽ lắng nghe và hiểu được.

“Điều đó dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Nhiều trường hợp đã chọn cách giải quyết rất đau lòng. Em mong rằng thành phố có thể xây dựng trung tâm tư vấn tâm lý tuổi vị thành viên để các bạn có nơi để chia sẻ, tránh được suy nghĩ tiêu cực hay mắc các bệnh trầm cảm…” - Gia Hân đề xuất.

Khoe điểm con lên Facebook, cha mẹ chưa hẳn quan tâm đến con

Bà Nguyễn Thu Phương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chia sẻ, Internet và mạng xã hội là thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 và có nhiều ưu điểm để các em học sinh có thể khai thác phục vụ học tập. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái. Khi giao tiếp trên mạng xã hội, một người nói thì có cả triệu người nghe. Các em có thể trình bày quan điểm, chính kiến của mình nhưng nhưng hành động không hay, cử chỉ không đẹp thì ảnh hưởng đến người khác.

Vì vậy, việc đầu tiên là mỗi học sinh cần cân nhắc lời nói của bản thân, điều mình không muốn nghe thì không nên nói về người khác.

Bên cạnh đó, các em cũng cần có kiến thức về pháp luật như không được sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác trên mạng xã hội, bảo vệ quyền nhân thân của người thân, bạn bè và bản thân như không thông tin ngày tháng năm sinh, nơi ở, việc đi lại, học tập, điểm học của các em.

Hiện nay điểm số không còn là đánh giá học tập của một học sinh thì các em cũng không nên đưa lên mạng xã hội để tránh làm tổn thương người khác. Đặc biệt, gia đình, nhà trường và xã hội phải cùng tuyên truyền làm thế nào để dùng mạng xã hội an toàn. Tuyên truyền với học sinh rồi còn phải tuyên truyền cho cả phụ huynh nữa.

“Sở sẽ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để tăng cường hơn trong việc này. Tổng đài 1022 của thành phố cũng là một kênh tiếp nhận thông tin về quyền trẻ em, các em có thể liên lạc những kênh này. Hiện nay, thông tin xấu chiếm 10%, dù không quá nhiều nhưng cũng tác động đến học sinh do tâm lý tò mò” - bà Phương cho hay.

Phát biểu về vấn đề này, ông Lương Nguyễn Minh Triết - Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng nhìn nhận, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, việc học tập, môi trường vui chơi giải trí, tâm sinh lý, vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em mà các ban, ngành phải lắng nghe, tìm giải pháp.

“Áp lực học tập lớn quá, không ai chia sẻ, thậm chí các em nhảy từ lầu cao xuống là những câu chuyện rất đau lòng mà chúng ta phải quyết liệt để không xảy ra trên địa bàn thành phố. Cha mẹ nào cũng muốn con học giỏi, đến cuối kỳ đưa điểm của con lên mạng xã hội. Tôi thấy cũng chỉ phục vụ cho mong muốn cá nhân chứ không phải là đồng cảm, thấu hiểu với các em. Chia sẻ niềm vui nhưng nếu làm không đúng có thể khiến các em khác bị tổn thương.

Việc tuyên truyền, giáo dục cho phụ huynh cũng rất quan trọng. Tư vấn tâm lý học đường, dù được quan tâm nhưng chủ yếu chỉ đang có ở trường THPT. Các ban ngành và địa phương phải xem ở cấp tiểu học, THCS có cần hay không, phải đa dạng các hình thức, cách thức để các em tiếp cận, tránh xảy ra những trường hợp rất đau lòng như thời gian qua” - ông Triết nói.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Cần chủ động trao đổi với con cái để cảnh báo lừa đảo qua mạng xã hội

An Thượng |

Phú Yên - Tin theo quảng cáo, mời chào "việc làm nhẹ, lương cao", liên tiếp 2 thanh thiếu niên ở Phú Yên bị lừa đảo, đưa sang Campuchia rồi đòi tiền chuộc. Rất may, cả 2 đã được giải cứu thành công, nhưng đây là lời cảnh báo đối với mọi gia đình. Bởi nếu không kiểm soát được việc dùng mạng internet, điện thoại thông minh, thì ít nhất, các bậc phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhỡ, cảnh báo vấn nạn lừa đảo với con cái để chủ động phòng tránh.

Tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi bạo lực gia đình

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật trình lần này đã phân loại ra 4 nhóm lĩnh vực về bạo lực gia đình. Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi này.

Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc chửi mắng con học kém là bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định hành vi ép con học là một trong những hành vi bạo lực gia đình sẽ góp phần phòng ngừa, xử lý dẫn đến xoá bỏ bệnh thành tích trong môi trường gia đình.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Cần chủ động trao đổi với con cái để cảnh báo lừa đảo qua mạng xã hội

An Thượng |

Phú Yên - Tin theo quảng cáo, mời chào "việc làm nhẹ, lương cao", liên tiếp 2 thanh thiếu niên ở Phú Yên bị lừa đảo, đưa sang Campuchia rồi đòi tiền chuộc. Rất may, cả 2 đã được giải cứu thành công, nhưng đây là lời cảnh báo đối với mọi gia đình. Bởi nếu không kiểm soát được việc dùng mạng internet, điện thoại thông minh, thì ít nhất, các bậc phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhỡ, cảnh báo vấn nạn lừa đảo với con cái để chủ động phòng tránh.

Tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi bạo lực gia đình

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật trình lần này đã phân loại ra 4 nhóm lĩnh vực về bạo lực gia đình. Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nhận diện và kiểm định đầy đủ các hành vi này.

Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc chửi mắng con học kém là bạo lực gia đình

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định hành vi ép con học là một trong những hành vi bạo lực gia đình sẽ góp phần phòng ngừa, xử lý dẫn đến xoá bỏ bệnh thành tích trong môi trường gia đình.