Vĩnh Phúc: Đầu tư hàng chục tỉ đồng, xã nghèo vẫn "khát" nước

Trần Tuấn |

Ở hai xã nghèo thuộc huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) có nhiều cụm công trình nước sạch với vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng bằng tiền ngân sách, từ lâu đã không hoạt động.

Những cụm nước sinh hoạt ấy là kết quả từ Chương trình 134 của Chính phủ nhằm hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, có đời sống khó khăn ở 2 xã Bồ Lý và Đạo Trù. 10 năm qua, có những công trình chưa được bàn giao, có những công trình được bàn giao rồi nhưng… không có nước.

Theo quan sát, những bể nước đã tróc lở, trạm bơm nằm im lìm trên đỉnh núi, máy móc bị mất cắp, rỉ sét. Còn những người dân ở đó, để có nước, họ phải đào giếng với chi phí từ 30 – 50 triệu đồng. Thế nhưng, 6 tháng mùa khô (tháng 12 – tháng 5), giếng cũng không có nước. Người dân đi xin và gánh nước ở xa về dùng. Nhà nào khá giả hơn thì thuê ô tô chở nước về.

Ở xã Bồ Lý, 12 tỉ đã được đầu tư trong 5 năm (từ 2008 – 2013) cho công trình nước sạch tại bốn thôn: Đồng Cà, Bồ Trong, Tân Lập, Chùa Bồi. Cả 4 cụm nước sạch này hiện tại đều không hoạt động. Trong đó, công trình tại thôn Đồng Cà đã bị hỏng, mất máy và đường dây diện từ năm 2012.

Tương tự tại xã Đạo Trù, 3/8 công trình chưa được bàn giao. Ngay cả 5 công trình đã bàn giao thì chỉ sử dụng trong 1, 2 năm đã bị hư hỏng nặng và phải dừng hoạt động.

 
Hình ảnh không hiếm ở địa phương này. 

Ba con người kể cho chúng tôi nghe 3 phiên bản khác nhau về số phận của các công trình nước sạch.

Anh Nguyễn Viết Tần (Tân Lập, Bồ Lý) đang hì hục gánh nước về ngôi nhà nằm dưới chân núi Ngang. Cái giếng sâu 15m của nhà Tần đã cạn nước 6 tháng nay. Giữa trưa hè oi ả, nam thanh niên gay gắt: “Làm gì có nước. Cái hôm bàn giao rình rang, có cả người về chụp ảnh, sau đó nước về được khoảng chục hôm thì dừng hẳn đến bây giờ”.

Anh Tần cho biết, sắp tới anh sẽ đập bỏ cái bể nước mà chủ đầu tư đã xây trong vườn nhà mình. “Có bể mà không có nước thì để làm gì cho chật đất”, nam thanh niên dứt khoát.

 
 Giếng nước sâu 15m nhưng đã không có nước gần 6 tháng nay.

Ông Nguyễn Trọng Dân – Chủ tịch UBND xã Bồ Lý thì cho rằng các công trình nước sạch không hoạt động được là… do người dân.

Theo đó, sau khi nhận bàn giao công trình từ chủ đầu tư là Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, UBND xã được cấp kinh phí cho một năm vận hành, bảo vệ dự án. Sau đó, kinh phí này sẽ được vận động, thu từ người dân với mức phí 5000 đồng/ khối nước.

“Sau 1 năm, khi chúng tôi đưa ra dự định thu phí thì người dân không đồng ý. Không có chi phí vận hành, bảo vệ cho nên các cụm nước sạch cũng phải ngừng hoạt động”, ông Dân cho hay.

Ông Hoàng Minh Ái – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện chủ đầu tư dự án thì cho rằng, ông Chủ tịch xã nói như vậy là không đúng.

“Sau khi bàn giao công trình, chúng tôi có dự trù kinh phí 3 năm cho việc vận hành và bảo vệ dự án. Đến năm thứ 4 mới phải vận động người dân tự nguyện đóng phí hỗ trợ vận hành”, vị trưởng Ban Dân tộc cho hay.

Ông Ái cũng cho biết thêm, mới tháng trước, đại diện xã Bồ Lý cũng lên xin kinh phí 40 triệu đồng tiền bảo vệ, vận hành dự án nhưng phía Ban Dân tộc từ chối với lý do: “Các ông có vận hành, bảo vệ gì đâu mà xin”.

 
 Một trạm nước sạch bị bỏ hoang trên đỉnh núi.

Khi chúng tôi hỏi về tương lai dự án, ông Nguyễn Trọng Dân – Chủ tịch UBND xã Bồ Lý đưa ra cách khắc phục: “ Đề nghị Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc tìm nguồn kinh phí để sửa chữa và vận hành tiếp dự án”.

Trong khi đó, vị Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc lại cho rằng: “Nếu xã muốn tìm nguồn kinh phí vận hành dự án thì phải làm dự toán đề xuất lên UBND huyện và UBND tỉnh chứ không phải Ban Dân tộc. Chúng tôi đã bàn giao dự án cho Ủy ban xã thì hiện tại đó là tài sản của xã. Họ phải có trách nhiệm vận hành và bảo vệ”.

Rốt cục, chưa thể biết đơn vị nào, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc hay UBND xã là phía chịu trách nhiệm chính về dự án. Trong khi đó, nhiều người dân địa phương lắc đầu ngao ngán: “Thế là tiền tỉ ngân sách coi như bỏ đi”.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Còn 9 nạn nhân mất tích trong vụ lở núi ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng huyện Bảo Yên đã tìm thấy thi thể một nạn nhân mất tích trong vụ lở núi xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.