Cấm người có nồng độ cồn lái xe là phù hợp với tình hình thực tiễn

Luật gia Đỗ Văn Nhân (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) |

Quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hiện đang có nhiều ý kiến tham gia góp ý cũng như nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận của người dân về vấn đề này.

Báo Lao Động vừa nhận được ý kiến của bạn đọc Luật gia Đỗ Văn Nhân về vấn đề này. Dưới đây là ý kiến của bạn đọc.

Vừa qua, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật). Xoay quanh Điều 8 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có quy định hành vi bị nghiêm cấm là điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có nhiều ý kiến tham gia góp ý cũng như nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận của người dân về vấn đề này.

Về ý kiến thứ nhất, nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo Luật quy định như Nghị định 100 là yêu cầu nồng độ cồn bằng 0. Điều này có mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông. Quy định này được đa số ý kiến nhất trí, đồng tình. Về ý kiến thứ hai, nhiều ý kiến cho rằng, nên quy định các hành vi bị cấm với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là quy định theo tỉ lệ nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

Theo tôi, Điều 8 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có quy định hành vi bị nghiêm cấm là điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là phù hợp với tình hình thực tiễn trong thời gian qua. Việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đã góp phần kéo giảm tai nạn giao thông một cách rõ rệt, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của người dân và đã dần hình thành ý thức không uống rượu, bia khi tham gia giao thông của đại bộ phận người dân.

Nếu hiện nay có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người "Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" trong dự thảo Luật vì cho rằng, quy định này quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam và đề xuất dự thảo Luật cần quy định rõ nồng độ cồn là bao nhiêu mới xử phạt sẽ gây ra xáo trộn và thiếu tính khả thi như: Người dân khó xác định được mình uống rượu, bia bao nhiêu là vi phạm nồng độ cồn khi lái xe; tùy vào tửu lượng của từng người mà nồng độ cồn trong máu cũng khác nhau; nhiều người khi đã nhậu thì khó có thể tự khắc chế bản thân.

Bên cạnh đó, khi lái xe bị xử phạt nồng độ cồn sẽ xảy ra cãi vã, chống đối với lực lượng Cảnh sát giao thông. Đặc biệt, các vụ việc tai nạn giao thông liên quan đến nồng độ cồn có thể sẽ gia tăng trở lại.

Thiết nghĩ, thời gian qua đa số người dân đã có ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ và nhiều người đã không uống rượu bia khi tham gia giao thông; đồng thời, nhiều người đã có thói quen sử dụng các phương tiện công cộng (taxi, xe ôm…) khi đã uống rượu bia.

Do đó, cần thiết phải giữ nguyên như Điều 8 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ về hành vi bị nghiêm cấm là điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn để tránh thay đổi thói quen không uống rượu, bia khi tham gia giao thông của người dân và công sức của lực lượng chức năng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, xử lý các vi phạm nồng độ cồn để giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức của người dân như thời gian qua.

Luật gia Đỗ Văn Nhân (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)
TIN LIÊN QUAN

Nữ tài xế Hải Dương vi phạm kịch khung nồng độ cồn, bị tước giấy phép lái xe 23 tháng

Hoàng Khôi |

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung, trong đó có 1 tài xế nữ.

Hiệp hội vận tải lên tiếng về quy định cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn

Hiếu Anh |

Những ngày qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về quy định cấm tuyệt đối với lái xe có nồng độ cồn. Trao đổi với Báo Lao Động ngày 12.11, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - lên tiếng về vấn đề này.

Phạt tù lái xe có nồng độ cồn cao chắc chắn sẽ hạn chế tai nạn giao thông

Lê Thanh Phong |

Áp dụng án phạt tù vào quy định xử phạt nồng độ cồn, kể cả chưa gây tai nạn, đó là ý kiến của nhiều chuyên gia pháp luật.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tiếp xúc cử tri Ninh Thuận trước kỳ họp Quốc hội

Long Linh |

Ninh Thuận - Sáng 27.9, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.

Chuyện "check VAR" ở V.League

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 182 cùng BLV Hoàng Hải trao đổi về chuyện "check VAR" của trọng tài sau 2 vòng đầu LPBank V.League 2024-2025.

Tạm giữ thêm Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị

NHÓM PV |

Thái Bình - Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục ra Lệnh tạm giữ hình sự Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 2 phóng viên.

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Vàng nhẫn hừng hực tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Đà tăng giá của vàng chưa dừng lại. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 phá đỉnh mới 83 triệu đồng/lượng.

Biểu tượng tâm linh 70 tỉ đồng đang thi công ở Lào Cai

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau khoảng 10 tháng thi công, dự án Tháp Kim Thành ở tỉnh biên giới Lào Cai đã thành hình.

Nữ tài xế Hải Dương vi phạm kịch khung nồng độ cồn, bị tước giấy phép lái xe 23 tháng

Hoàng Khôi |

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhiều tài xế vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung, trong đó có 1 tài xế nữ.

Hiệp hội vận tải lên tiếng về quy định cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn

Hiếu Anh |

Những ngày qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về quy định cấm tuyệt đối với lái xe có nồng độ cồn. Trao đổi với Báo Lao Động ngày 12.11, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - lên tiếng về vấn đề này.

Phạt tù lái xe có nồng độ cồn cao chắc chắn sẽ hạn chế tai nạn giao thông

Lê Thanh Phong |

Áp dụng án phạt tù vào quy định xử phạt nồng độ cồn, kể cả chưa gây tai nạn, đó là ý kiến của nhiều chuyên gia pháp luật.