Bệnh nhân ung thư tại BV Bạch Mai khổ sở di chuyển khắp nơi để chiếu chụp

Thùy Linh- Minh Hà |

Trong khi hệ thống máy móc điều trị ung thư của Bệnh viện Bạch Mai hiện đại hàng đầu Việt Nam đang nằm phủ bụi trong phòng chụp thì rất nhiều bệnh nhân ung thư đã phải di chuyển đến các bệnh viện khác, chờ nhiều ngày để được chụp chiếu rồi lại quay trở về Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

"Tôi phải đợi 1 tuần mới đến lịch chụp"

Tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu- Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh (ở Thanh Trì- Hà Nội) mắc bệnh ung thư phổi đang mệt mỏi nằm trên giường bệnh. Cách đây mấy ngày, chị có chỉ định chụp PET-CT, phải chuyển sang Bệnh viện Ung bướu Hà Nội thực hiện.

"Tinh thần tôi lúc đó rất yếu, mệt mỏi lắm. Vậy mà phải đi xa, sang đến đó còn phải chờ chứ không được chụp ngay, phải khám lại, bác sĩ tư vấn, rồi hẹn lịch đến chụp sau. Hầu như ai cũng phải chờ. Như tôi là phải đợi 1 tuần mới đến lịch chụp"- chị Thanh kể.

Lịch hẹn chụp vào lúc 7h sáng, chị Thanh được con trai chở xe máy đến từ sớm, xếp hàng, làm thủ tục chụp chiếu. Chị Thanh được các bác sĩ hướng dẫn làm các thủ tục trước khi vào chụp, phải uống 1,5 lít nước, chỉ ngồi ở trong 1 căn phòng đợi, không được ra ngoài. Buổi sáng chưa ăn gì, lại phải uống nhiều nước như vậy, chị Thanh lại càng thấy mệt hơn.

"Chúng tôi chờ nhau, chụp từng người một, mỗi người mất khoảng 45 phút mới xong. Đến 11h trưa mới đến lượt tôi chụp. Lúc đó tôi đã đói quá, mệt quá, người cứ lả đi, phải có người thân dìu đi. Tôi cảm giác không muốn sống nữa"- chị Thanh tâm sự.

Nằm trên giường bệnh, dù mệt mỏi, chị Thanh vẫn nhìn sang phía những bệnh nhân khác, giọng cảm thông: "Tôi thấy vất vả, khổ sở lắm. Chúng tôi đã bệnh nhân ung thư đã khổ rồi, lại còn đi chụp nhờ ở bệnh viện khác như thế thì khổ quá. Nếu mà Bệnh viện Bạch Mai có máy chụp được cho chúng tôi luôn thì mừng quá".

Bệnh nhân Thanh. Ảnh: Minh Hà
Bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh (đầu tiên) mệt mỏi nằm trên giường bệnh. Ảnh: Minh Hà

"Cuộc chiến" lòng vòng, thu về sự mệt mỏi, chán chường

Vừa trải qua cuộc phẫu thuật tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu- Bệnh viện Bạch Mai, dù vẫn còn nằm trên giường bệnh, nhưng khi nghe phóng viên hỏi về việc được gửi đi để thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu tại bệnh viện khác, bệnh nhân Phạm Thị Tị (70 tuổi, ở Xuân Trường- Nam Định) vẫn cố gắng thều thào chia sẻ về những ngày vất vả di chuyển, mệt mỏi chờ đợi nhiều ngày để được chiếu chụp.

"Tôi ở đây điều trị hơn 20 ngày thì các bác sĩ bảo làm thủ tục ra viện, chuyển sang BV Ung bướu Hà Nội để chụp PET-CT vì bên này không có máy chụp. Sang đó là chiều thứ 5, làm thủ tục xong lại đi về. Đến tối thứ 7, bệnh viện gọi điện hẹn 1h30 thứ 2 tới có mặt để chụp. Sau khi có kết quả, tôi lại làm thủ tục ra viện, lại trở về Bệnh viện Bạch Mai điều trị"- bà Tị kể lại.

Cũng giống như nhiều bệnh nhân khác, bà Tị chỉ biết thở dài ngao ngán khi điều trị một nơi, chụp chiếu một nẻo. "Khi bác sĩ BV Bạch Mai bảo máy hỏng không chụp được, mới đầu tôi còn khó chịu, còn bảo là cả cái bệnh viện lớn như thế này mà không có máy chụp mà lại bắt bệnh nhân đi bệnh viện khác để chụp"- bà Tị nói.

Bệnh nhân Nguyễn Quốc Trị (74 tuổi) đã mạnh mẽ chiến đấu với ung thư suốt 3 năm nay. Ảnh: Minh Hà
Bệnh nhân Nguyễn Quốc Trị (74 tuổi) đã mạnh mẽ chiến đấu với ung thư suốt 3 năm nay. Ảnh: Minh Hà

Cùng cảnh ngộ, bệnh nhân Nguyễn Quốc Trị (74 tuổi, ở Hoàng Mai- Hà Nội) đã có 3 năm ròng rã điều trị ung thư tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu- Bệnh viện Bạch Mai.

Trong mỗi đợt điều trị, cứ về nhà được 3 tuần, ông Trị lại nhập viện một lần. Điều trị ung thư, với ông, nó diễn ra như một "cuộc chiến". Chỉ có điều, "cuộc chiến" này cứ lòng vòng bệnh viện nọ sang bệnh viện kia, bệnh nhân phải chuốc thêm mệt mỏi, rã rời và chán nản.

Tại bệnh viện Bạch Mai, bản thân ông Trị đã trải qua và cũng không ít lần chứng kiến các bệnh nhân khác có chỉ định chụp PET-CT hay xạ trị cũng phải gửi đi các bệnh viện khác để điều trị. Bản thân ông cũng có đợt cũng phải chuyển đi bệnh viện khác để xạ trị, vì Bệnh viện Bạch Mai có máy mà không được sử dụng.

Gặp chúng tôi khi đang chờ người nhà tại khuôn viên bệnh viện, kể về hành trình đi khám chữa bệnh, mà phải vào viện, ra viện không ít lần, ông Trị cũng rất cảm thông với các y bác sĩ.

"Các bác sĩ của Trung tâm viết giấy cho tôi chuyển viện sang Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Người nhà đưa tôi sang đó, làm thủ tục nhập viện, bác sĩ bên đó bảo ăn sáng rồi không chụp được nên phải về, đến khi nào có lịch chụp họ sẽ gọi. May mắn là đến hôm sau thì tôi được vào làm thủ tục để chụp luôn. Sau khi có kết quả, tôi lại làm thủ tục ra viện và trở về Bệnh viện Bạch Mai để điều trị tiếp"- ông Trị kể lại.

"Nếu bệnh viện chụp chiếu luôn cho chúng tôi ở đây thì quá là tiện lợi, chúng tôi đỡ khổ. Không có máy móc để làm, các bác sĩ cũng khổ. Họ giải thích đủ kiểu cho chúng tôi. Gửi bệnh nhân đi như thế, tôi cảm thấy không thuận lợi, mệt mỏi. Nguyện vọng của bệnh nhân nào cũng như vậy"- bệnh nhân tâm tư.

Thùy Linh- Minh Hà
TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện Bạch Mai dừng tự chủ toàn diện: Người bệnh lợi hay thiệt?

Thùy Linh |

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, khi bệnh viện dừng tự chủ toàn diện, chuyển sang thực hiện tự chủ theo Nghị định 60 (quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập), người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng, ngược lại sẽ là đối tượng được hưởng lợi.

Không thể tự chủ bệnh viện trên danh nghĩa

THÙY LINH |

Theo Nghị quyết số 33, sau 2 năm thí điểm tự chủ toàn diện, nếu không hiệu quả sẽ thực hiện theo quy định hiện hành, tức là Nghị định 60 (quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập) đang áp dụng tại một số cơ sở y tế như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức...

Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nam và Việt Đức cơ sở 2 bỏ không vô cùng lãng phí

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội nêu ra thực trạng các công trình đầu tư dở dang, kéo dài, công trình sau khi đã hoàn thành nhưng sử dụng kém hiệu quả. Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở Hà Nam bỏ không vô cùng lãng phí, gây ra sự bất bình trong nhân dân.

Cận cảnh nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Công trình nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy) đã dần hình thành.

Đánh bom xe chết người ở nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu

Song Minh |

Ukraina ca ngợi vụ đánh bom xe khiến nhân viên nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu thiệt mạng.

Giá vàng hôm nay 6.10: Lỗ nặng sau một tuần mua vào

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 6.10: Sau một tuần mua vào, nhà đầu tư trong nước có thể lỗ tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 là không khoa học

Vân Trang |

Có ý kiến giáo viên cho rằng, việc bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 là không khoa học, gây áp lực cho học sinh.

Diện mạo đền thiêng biên giới vừa được trùng tu 47 tỉ đồng

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau nhiều tháng trùng tu, di tích Đền Thượng và Đền Am ở TP Lào Cai được đầu tư 47 tỉ đồng đã hoàn thiện 99%.

Bệnh viện Bạch Mai dừng tự chủ toàn diện: Người bệnh lợi hay thiệt?

Thùy Linh |

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, khi bệnh viện dừng tự chủ toàn diện, chuyển sang thực hiện tự chủ theo Nghị định 60 (quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập), người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng, ngược lại sẽ là đối tượng được hưởng lợi.

Không thể tự chủ bệnh viện trên danh nghĩa

THÙY LINH |

Theo Nghị quyết số 33, sau 2 năm thí điểm tự chủ toàn diện, nếu không hiệu quả sẽ thực hiện theo quy định hiện hành, tức là Nghị định 60 (quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập) đang áp dụng tại một số cơ sở y tế như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức...

Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nam và Việt Đức cơ sở 2 bỏ không vô cùng lãng phí

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội nêu ra thực trạng các công trình đầu tư dở dang, kéo dài, công trình sau khi đã hoàn thành nhưng sử dụng kém hiệu quả. Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở Hà Nam bỏ không vô cùng lãng phí, gây ra sự bất bình trong nhân dân.