Bộ Y tế: Nguy cơ cúm gia cầm xâm nhập rất lớn

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Công điện này cho biết, theo thông báo từ Bộ Y tế Campuchia, từ ngày 22.2.2023 Campuchia ghi nhận 2 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A(H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014. 

Trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.

Tại Việt Nam, thời tiết hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, đồng thời các lễ hội sau Tết Nguyên đán vẫn tiếp tục được tổ chức, do đó hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Trước đó, vào cuối năm 2022, Việt Nam cũng ghi nhận ca nhiễm cúm A(H5N1) trên người (tại tỉnh Phú Thọ) đầu tiên kể từ năm 2014 đến nay.

Để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn khẩn trương thực hiện một số nội dung trọng tâm, cụ thể:

Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người), kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N1); các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Đồng thời, tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan y tế, thú y và các ban, ngành liên quan trong việc giám sát phát hiện dịch cúm trên gia cầm đặc biệt tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống, kịp thời chia sẻ thông tin về tinh hình dịch bệnh trên gia cầm và triển khai phối hợp trong điều tra, xử lý ổ dịch.

Cùng với đó, tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh, khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định; Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định về Cục Y tế dự phòng.

Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo :

Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi.

Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Các biểu hiện cho thấy bạn đã nhiễm cúm gia cầm H5N1

Hương Giang |

Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, cúm A (H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường hô hấp. Người lành bị nhiễm khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm virus cúm A (H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kĩ.

Cúm gia cầm A/H5N1: Chợ truyền thống phòng chống, điểm bán tự phát phớt lờ

HẠ MÂY |

TPHCM - Trước nguy cơ xâm nhập của dịch cúm gia cầm A/H5N1, các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố đã chủ động lên kế hoạch phòng chống. Trong khi đó, nhiều điểm bán gia cầm tự phát xung quanh các chợ truyền thống, tuyến đường, các hoạt động vẫn diễn ra công khai.

Nguy cơ cúm gia cầm H5N1 xâm nhập Việt Nam rất gần

Thùy Linh |

Sau khi Campuchia ghi nhận một trường hợp tử vong do cúm gia cầm (A/H5N1), Viện Pasteur TP HCM đã có công văn khẩn gửi sở y tế 20 tỉnh, thành phía Nam đề nghị tăng cường giám sát viêm phổi nặng liên quan đến cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1.

Xuất hiện thư nặc danh dọa đặt bom sân bay Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa – Công an xác định có một thư điện tử nặc danh với nội dung đe dọa đặt bom gửi đến sân bay Cam Ranh.

Chờ hướng xử lý loạt công trình sai phép ở Bắc Ninh

Vân Trường |

Bắc Ninh - Trạm trộn bê tông, trại lợn xây dựng trên đất nông nghiệp dưới chân cầu Bình Than (Gia Bình) chưa được cấp phép nhưng đã hoạt động nhiều năm qua.

Dân vùng táo muối đặc sản Hải Phòng nỗ lực cứu vụ Tết

Hoàng Khôi |

Người dân vùng trồng táo muối đặc sản Hải Phòng tiếc nuối, xót xa khi hàng trăm ha táo tươi tốt, đang độ ra hoa để cho thu hoạch vụ Tết bỗng tả tơi, thiệt hại do bão.

Cầu Long Thành hoàn thành sửa chữa vượt tiến độ

MINH QUÂN |

Công tác sửa chữa khe co giãn tại cầu Long Thành trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành trước kế hoạch 4 ngày.

Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện

Trần Bùi |

Ngày 19.9, cơ quan chức năng TP Yên Bái đã vào cuộc xác minh nhà hàng bị đoàn từ thiện tố chặt chém khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng.

Các biểu hiện cho thấy bạn đã nhiễm cúm gia cầm H5N1

Hương Giang |

Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, cúm A (H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường hô hấp. Người lành bị nhiễm khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm virus cúm A (H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kĩ.

Cúm gia cầm A/H5N1: Chợ truyền thống phòng chống, điểm bán tự phát phớt lờ

HẠ MÂY |

TPHCM - Trước nguy cơ xâm nhập của dịch cúm gia cầm A/H5N1, các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố đã chủ động lên kế hoạch phòng chống. Trong khi đó, nhiều điểm bán gia cầm tự phát xung quanh các chợ truyền thống, tuyến đường, các hoạt động vẫn diễn ra công khai.

Nguy cơ cúm gia cầm H5N1 xâm nhập Việt Nam rất gần

Thùy Linh |

Sau khi Campuchia ghi nhận một trường hợp tử vong do cúm gia cầm (A/H5N1), Viện Pasteur TP HCM đã có công văn khẩn gửi sở y tế 20 tỉnh, thành phía Nam đề nghị tăng cường giám sát viêm phổi nặng liên quan đến cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1.