Hà Nội: Còn bị động, thiếu nhất quán trong triển khai chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND thành phố xác định còn sự bị động, lúng túng, lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ảnh hưởng nhiều tới đời sống nhân dân, có lúc gây bức xúc.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 31.3.2022, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Mục đích của kế hoạch nhằm bảo đảm vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhanh chóng đưa thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới. bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca tử vong do COVID-19 và các nguyên nhân khác.

UBND thành phố đề nghị sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Đồng thời, phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân, gắn trách nhiệm của người đứng đầu.

UBND thành phố xác định còn sự bị động, lúng túng, lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch; thiếu nhất quán trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt y tế cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập.

Việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch ảnh hưởng nhiều tới đời sống nhân dân, có lúc gây bức xúc cho người dân. Công tác truyền thông, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch của thành phố có lúc còn chưa kịp thời.

Về nhiệm vụ, giải pháp, UBND thành phố yêu cầu nâng cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương; bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm, thực hiện quan điểm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện đi đôi với bảo đảm nguồn lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, các lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch.

Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, đặc biệt là chỉ huy, điều phối, phối hợp tại chỗ để đáp ứng có hiệu quả giữa các lực lượng tại chỗ và lực lượng tăng cường khi cần thiết; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành và điều phối nguồn lực trong tình huống dịch bệnh khẩn cấp cấp thành phố.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho lĩnh vực y tế, trong đó trọng tâm là nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, hệ thống y tế cơ sở.

UBND thành phố cũng đặt ra các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường công tác dự báo, truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin; bảo đảm vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Trước đó, ngày 31.3, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 8.057 ca COVID-19 mới. Hà Nội có 202.271 bệnh nhân đang điều trị, theo dõi (giảm khoảng 10.000 ca so với ngày trước đó), trong đó, chỉ còn 1.285 người điều trị tại bệnh viện, 200.830 người theo dõi, cách ly tại nhà...

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội qua đỉnh dịch: Thời điểm thích hợp đưa COVID-19 về nhóm B để ổn định

Phạm Đông |

Hà Nội - Một tuần trở lại đây, số ca mắc COVID-19 của Hà Nội đã giảm 1/3 so với thời gian đỉnh dịch. Chuyên gia nhận định đây là thời điểm thích hợp để Hà Nội và cả nước phòng chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B (nguy hiểm) để sớm ổn định đời sống - xã hội, phát triển kinh tế.

Bí thư Hà Nội: Xem xét ứng dụng thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19

Phạm Đông |

Hà Nội - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị ngành y tế quan tâm nghiên cứu, xem xét ứng dụng cả các phương thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19. Các phương thuốc có thể vừa đem lại hiệu quả, vừa hạn chế được tác dụng phụ, hậu COVID-19.

Nhìn lại quãng thời gian Hà Nội lập kỷ lục và bước qua đỉnh dịch COVID-19

Phạm Đông |

Hà Nội từng ghi nhận kỷ lục 32.650 ca mắc COVID-19 vào ngày 8.3. Tuy nhiên, những ngày qua, số ca mắc đã giảm mạnh. Sở Y tế nhận định thành phố đã qua đỉnh dịch.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.