Phó Chủ tịch TP. Hà Nội: "Bỏ ngay tâm lý chủ quan, ai rồi cũng là F0"

Phạm Đông |

Hà Nội - Trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 mới tiếp tục gia tăng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho rằng, phải bỏ ngay tâm lý "ai rồi cũng là F0" và chủ quan. Bởi di chứng của COVID-19 có thể có với bất kỳ ai khi bị nhiễm và khỏi bệnh.

Ngày 23.2, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận, huyện, thị xã để triển khai quyết liệt hơn các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nêu rõ, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay diễn biến phức tạp. Số ca mắc mới tăng nhanh, trung bình những ngày gần đây là 5.128 ca/ngày. Bên cạnh đó, việc cho phép mở cửa các dịch vụ, du lịch, hàng không, thời tiết lạnh là những diễn biến mang lại nhiều thách thức.

Đánh giá về dịch bệnh COVID-19 hiện nay, ông Chử Xuân Dũng phân tích, hiện 97% là ca nhẹ, không triệu chứng và thành phố vẫn luôn chủ động chuẩn bị 8.500 giường (thêm 1.655 giường cho nhi khoa và trẻ em). Hiện nay, dư địa vẫn còn 40%. Bên cạnh đó là các bệnh viện Trung ương cũng còn nhiều giường bệnh cho bệnh nhân COVID-19. Thành phố có thể kích hoạt bệnh viện chuyên điều trị ngoại vi ngay khi cần thiết. Bệnh viện Đức Giang có thể tập trung chuyên điều trị bệnh nhân tầng 3.

Để có những giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn nữa, lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị phải có thái độ bình tĩnh nhưng không chủ quan.

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng kết luận phiên họp.
Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng kết luận phiên họp.

Thành phố cũng yêu cầu tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở (tập trung quản lý F0 tại nhà; không để tình trạng F0 không có thông tin; đảm bảo các túi thuốc A, B, C; tăng cường tập huấn hướng dẫn chủ động và nhuần nhuyễn; điều phối các lực lượng hiệu quả cao nhất...

“Phải hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng nặng, tử vong. Đây là mục tiêu cao nhất, phải làm bằng được”, ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị cần chú trọng bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn.

Theo phân tích, chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn nhiều so với chủng Delta. Do đó, việc Hà Nội đã xuất hiện các ca bệnh Covid-19 chủng Omicron là dấu hiệu cho thấy số ca nhiễm cộng đồng có thể nhiều hơn và lây lan nhanh hơn. Vì vậy số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội sẽ có thể tiếp tục tăng. Mỗi người dân cần bỏ ngay tâm lý “rồi ai cũng là F0”, chủ quan, kể cả khi đã tiêm 3 mũi. Bởi di chứng của COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ ai khi bị nhiễm và khỏi bệnh.

Đáng chú ý, để đảm bảo các hoạt động thông suốt, Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh quan điểm, các cơ quan - đơn vị phải bố trí cán bộ phù hợp với biện pháp phòng dịch. Kết hợp làm việc online và trực tiếp. Đi kèm với đó là cách ứng xử thích ứng an toàn của toàn xã hội cho phù hợp.

Từ đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị phải đảm bảo việc ăn nghỉ, sinh hoạt của học sinh, sinh viên F0 tại các khu nhà trọ, gắn với trách nhiệm của chính quyền cơ sở với thái độ rõ ràng. Các đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy, các Sở chuyên ngành sẽ thường xuyên kiểm tra đột xuất. Đơn vị nào vi phạm, thiếu trách nhiệm sẽ xử lý nghiêm.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Công nhận F0 ở Hà Nội mỗi nơi một kiểu: Vì sao phải ra trạm y tế xếp hàng?

Phạm Đông |

Hà Nội - Số ca mắc tăng nhanh, một số phường tại Hà Nội đã có những quy định riêng về việc công nhận F0. Có nơi đã yêu cầu toàn thể người dân tự test dương tính tại nhà ra trạm y tế test lại. Việc F0 tấp nập xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm khiến nhiều người lo lắng cho nguy cơ dịch bệnh lây lan.

Số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng mạnh, Hà Nội phân luồng điều trị ra sao?

Phạm Đông |

Hà Nội - Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 của Hà Nội liên tục tăng cao, vượt mốc 5.000 F0/ngày. Do đó, việc phân luồng điều trị với người bệnh COVID-19 đã được thành phố chia thành các yếu tố nguy cơ.

Tiến gần mốc 5.000 F0/ngày, Hà Nội thay đổi chiến lược chống dịch ra sao?

Phạm Đông |

Hà Nội - Số mắc COVID-19 tại Hà Nội từ mốc xấp xỉ 3.000 ca trong gần 1 tháng đã tăng vọt lên xấp xỉ 5.000 ca trên ngày ở tuần này, vì thế thành phố cũng sẽ phải chuyển trọng tâm trong chiến lược phòng chống dịch.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.