Rét kéo dài, bệnh nhân nhập viện tăng cao, bác sĩ căng mình cấp cứu

Thùy Linh |

Thời tiết rét đậm, nhiệt độ giảm sâu là nguyên nhân khiến lượng bệnh nhân tới cấp cứu tăng cao, đặc biệt số ca bệnh nặng.

Bác sĩ Nguyễn Danh Cường - Phó trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết: "Trung bình mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận 50-60 ca bệnh, đa số là bệnh nhân nặng, có ca thở máy, trong khi bình thường chỉ khoảng 30-40 bệnh nhân. Nguyên nhân là do thời tiết rét đậm, nhiệt độ giảm sâu".

Theo bác sĩ Nguyễn Danh Cường, đối với các trường hợp nhập viện, sau khi tiến hành cấp cứu ban đầu, một số trường hợp được giữ lại khoa để điều trị, những ca diễn tiến xấu hơn sẽ điều chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực, ca nhẹ chuyển về Khoa Nội chung.

Tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, lượng bệnh nhân tăng khiến các bác sĩ cấp cứu rất vất vả. Ảnh: An Thùy
Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, lượng bệnh nhân tăng khiến các bác sĩ cấp cứu rất vất vả. Ảnh: An Thùy

Dù việc điều chuyển diễn ra liên tục, nhưng số bệnh nhân trong Khoa Cấp cứu và Đột quỵ luôn cao bởi lượng bệnh nhân mới rất nhiều. Các bác sĩ phải làm việc rất vất vả cả ngày lẫn đêm do người vào viện cấp cứu tăng liên tục theo từng giờ, từng phút.

“Phần lớn các cơ quan trong cơ thể của người già đã lão hóa. Khi nhiệt độ thay đổi, đáp ứng của người cao tuổi vì thế kém hơn người trẻ. Họ dễ mắc bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bệnh hen phế quản hoặc đợt cấp tính của các bệnh mạn tính.

Ngoài ra, nếu nhiễm lạnh đột ngột, người cao tuổi có sẵn yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…), huyết áp dễ tăng vọt dẫn đến đột quỵ. Người cao tuổi thường đa bệnh lý, sức đề kháng suy giảm, cơ chế điều hòa mạch máu não kém. Khi thay đổi môi trường đột ngột trong thời tiết lạnh, nguy cơ đột quỵ càng cao" - bác sĩ Cường nói.

1/3 số ca vào cấp cứu. Ảnh: An Thùy
1/3 số ca vào cấp cứu là bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: An Thùy

Theo các bác sĩ, khi trời lạnh sâu, nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan, thay đổi lối sống, giờ giấc sinh hoạt. Một trong những lý do dễ khiến bùng phát các đợt cấp tính của bệnh nền và tăng nguy cơ đột quỵ là số người phải dùng thuốc định kỳ điều trị bệnh mạn tính, nay có thể trì hoãn uống thuốc, hoặc bỏ khám định kỳ, chờ thời tiết ấm hơn. Điều này rất nguy hiểm.

Hiện tại, 1/3 số ca vào cấp cứu tại Khoa Cấp cứu và Đột quỵ là bệnh nhân đột quỵ, số còn lại do mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch. Lượng bệnh nhân tăng đột biến khiến áp lực của y bác sĩ cấp cứu cũng vì thế tăng lên.

Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ số giường bệnh, số thuốc, trang thiết bị cấp cứu cho thời điểm khắc nghiệt này nên các bác sĩ luôn sẵn sàng, chủ động trong công việc.

Khuyến cáo của bác sĩ

Khi thời tiết rét đậm, người cao tuổi phải đảm bảo đủ ấm, nhất là vùng đầu, mặt, cổ, ngực và chân; tránh đi ra ngoài khi nhiệt độ quá thấp, tránh dậy sớm, thức khuya; nên duy trì tập thể dục, tuy nhiên trong thời tiết lạnh tốt nhất là tập luyện tại nhà.

Về thói quen ăn uống, cần ăn chín, uống sôi, ăn đồ ấm, chú ý uống đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và đúng giờ.

Ngoài ra, luôn giữ môi trường trong nhà đủ ấm, tránh gió lùa, sạch sẽ vì thời tiết lạnh, ẩm thấp dễ khiến các loại virus, vi khuẩn gây cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Duy trì uống thuốc đều, đủ, đúng giờ nếu có bệnh nền.

Với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần chú ý điều trị duy trì, thăm khám thường xuyên và có biện pháp dự phòng khi trời lạnh, nếu không nguy cơ tái phát đợt cấp rất lớn do sức đề kháng của người cao tuổi giảm, dễ nhiễm lạnh, viêm phổi.

Khi phát hiện sức khỏe có bất thường, cần tới ngay các cơ sở y tế để được tư vấn sớm nhất.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

93 người tiếp xúc với bệnh nhân 1451, 1453 âm tính 3 lần với COVID-19

TÂM AN |

53 người tiếp xúc với bệnh nhân 1451 và 40 người tiếp xúc với bệnh nhân 1453 đã có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với COVID-19.

3 điều tuyệt đối không được làm khi gặp người bị đột quỵ

Hương Giang |

Khi người thân có dấu hiệu đột quỵ, bên cạnh những việc cần phải làm ngay như gọi cấp cứu 115, khuyến khích người bệnh nằm xuống, theo dõi triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh... thì cũng có những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não.

6 điều tối quan trọng cần làm ngay khi người thân bị đột quỵ não

Hương Giang |

Đột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Chúng ta không được phép chậm trễ nếu không muốn mất người thân. Vì vậy, theo các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ- Bệnh viện Bạch Mai, điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.

Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại V.League

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại vòng 2 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 19h15 hôm nay (22.9).

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

93 người tiếp xúc với bệnh nhân 1451, 1453 âm tính 3 lần với COVID-19

TÂM AN |

53 người tiếp xúc với bệnh nhân 1451 và 40 người tiếp xúc với bệnh nhân 1453 đã có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với COVID-19.

3 điều tuyệt đối không được làm khi gặp người bị đột quỵ

Hương Giang |

Khi người thân có dấu hiệu đột quỵ, bên cạnh những việc cần phải làm ngay như gọi cấp cứu 115, khuyến khích người bệnh nằm xuống, theo dõi triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh... thì cũng có những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não.

6 điều tối quan trọng cần làm ngay khi người thân bị đột quỵ não

Hương Giang |

Đột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Chúng ta không được phép chậm trễ nếu không muốn mất người thân. Vì vậy, theo các bác sĩ Trung tâm Đột quỵ- Bệnh viện Bạch Mai, điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.