Trực Tết ở bệnh viện: Mong không có bệnh nhân, để được đón Tết như ở nhà

Thùy Linh- Đức Mạnh |

"Sao Giao thừa mẹ lại không ở nhà với con, đưa con đi chơi, đi xem pháo hoa"- nhớ lại câu nói ấy của con gái vào Giao thừa năm ngoái, chị Thúy- điều dưỡng Trung tâm Cấp cứu A9 lại cảm thấy hạnh phúc, vì năm nay, chị sẽ về kịp lúc Giao thừa, cùng con đi xem pháo hoa.

Ngày Tết cũng làm việc như ngày thường

TạiTrung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai nhiều năm nay, các y bác sĩ vẫn luân phiên nhau trực như thế, để đảm bảo mọi người không phải liên tiếp năm nào cũng trực đêm Giao thừa hoặc liên tiếp trực Tết vào ngày Mùng 1. 

Những ngày cả nước nghỉ Tết Nguyên đán 2023, kể cả ngày 30 hay ngày Mùng 1 Tết, hơn 120 cán bộ nhân viên y tế của Trung tâm Cấp cứu A9 trực cấp cứu mỗi ngày. Họ làm việc như ngày thường, nhưng chỉ mong không có bệnh nhân, người dân được an toàn vui Tết.

Bệnh nhân liên tục nhập viện, nhiều khi các bác sĩ chưa kịp ngơi tay. Ảnh: Thùy Linh
Bệnh nhân liên tục nhập viện, nhiều khi các y bác sĩ chưa kịp ngơi tay. Ảnh: Thùy Linh

Tại Trung tâm, chỉ còn vài tiếng nữa là đến thời khắc Giao thừa, nhưng không khí làm việc vẫn tấp nập, hối hả như ngày thường. Bệnh nhân cấp cứu vào đông, nhiều lúc các y bác sĩ không kịp ngơi tay. 

"Những ngày Tết, khoảng 1 tuần qua, lượng bệnh nhân vào Cấp cứu A9 tương đối đông, trung bình khoảng 180- 200 bệnh nhân mỗi ngày, có ngày cao điểm có thể lên đến 250 bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân nặng do các bệnh thông thường giảm đi nhưng nhóm các bệnh nhân nặng lên, có các chỉ định cấp cứu can thiệp cao lại tăng lên nhiều"- Ths.BS Nguyễn Ngọc Dương- Trung tâm Cấp cứu A9 Bạch Mai chia sẻ.

Do tâm lý người dân muốn đến với bệnh viện tuyến cuối để được chẩn đoán và tìm ra phương hướng điều trị nhanh nhất, mong được sớm về quê ăn Tết. Bên cạnh đó, nhóm bệnh nhân nặng được các cơ sở y tế tuyến dưới chuyển lên cũng khá đông, nhằm tìm phương án điều trị tốt hơn cho người bệnh.

Các y bác sĩ gấp rút cấp cứu bệnh nhân vừa được đưa đến Trung tâm. Ảnh: Thùy Linh
Các y bác sĩ gấp rút cấp cứu một bệnh nhân vừa được đưa đến Trung tâm. Ảnh: Thùy Linh

Cố gắng để cán bộ y tế và người bệnh cảm thấy được đón Tết như ở nhà

"Giống như tất cả người dân, đối với nhân viên y tế chúng tôi, Tết là dịp hiếm hoi trong năm được quây quần, sum họp bên gia đình, sau một năm bận rộn với công việc. Tuy nhiên, khoác lên mình tấm áo blouse trắng, chúng tôi có trách nhiệm với người bệnh"- bác sĩ Dương xúc động nói. 

Đặc biệt là ở khoa Cấp cứu, nơi có một lượng bệnh nhân lớn nhập viện không phải vì các bệnh thông thường mà thường rơi vào tình trạng có thể nguy hiểm đến tính mạng. "Anh chị em trong khoa cố gắng động viên nhau, dành thời gian cho những ngày trực, cố gắng chẩn đoán điều trị cho bệnh nhân nhanh nhất, hy vọng họ về ăn Tết với gia đình.

A
Các y bác sĩ tất bật công việc trong chiều 30 Tết Nguyên đán. Ảnh: Thùy Linh

Chúng tôi cũng đã làm tư tưởng cho người thân ở nhà, rằng làm bác sĩ thì sẽ thường xuyên vắng nhà ngày Tết. Được sự động viên của gia đình, anh em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo bệnh viện và Trung tâm, chúng tôi mới có thể yêu nghề này và cố gắng vì nghề"- bác sĩ Dương tâm sự.

Bác sĩ Dương tâm sự về ngày trực Tết tại bệnh viện. Ảnh: Thùy Linh
Bác sĩ Dương tâm sự về ngày trực Tết tại bệnh viện. Ảnh: Thùy Linh

Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Cấp cứu A9 đã chuẩn bị đủ đầy, lo Tết cho anh em cán bộ nhân viên y tế. Từ các bữa cơm, bánh kẹo, trà nước đến những cây đào, cây quất, những góc trang trí tại các khoa phòng, cố gắng làm sao để các y bác sĩ và bệnh nhân đều cảm thấy được đón Tết như ở nhà. Trong một góc phòng, 3 chiếc bánh chưng xếp ngăn nắp. Giản dị mà ấm cúng.

Bánh chưng của cán bộ nhân viên y tế. Ảnh: Thùy Linh
Bánh chưng của cán bộ nhân viên y tế. Ảnh: Thùy Linh

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, TS.BS Nguyễn Anh Tuấn- Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, chúng tôi đã có kế hoạch trực cấp cứu, đảm bảo công tác khám chữa bệnh tốt nhất cho người dân.

Về chuyên môn, chúng tôi đã xây dựng các kịch bản chống quá tải, ứng phó các tình huống gia tăng bệnh nhân đột biến như tai nạn giao thông, cháy nổ, chống các diễn biến mới của COVID-19 trong trường hợp dịch tăng lên, có nhiều ca chuyển nặng thì có các phương án ứng phó, đảm bảo an toàn trong dịp Tết cho người dân".

"Đối với nhân sự trực, chúng tôi sắp xếp ca sau thường trực cho ca trực trước, khi huy động thì các y bác sĩ sẽ có mặt ngay để hỗ trợ, trực 4 cấp từ lãnh đạo, chuyên môn, hậu cần đến bảo vệ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng dành thời gian thăm hỏi, chúc Tết người bệnh phải đón Tết ở bệnh viện, tổ chức Tết cho cán bộ nhân viên"- Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 nói.

Không khí làm việc tại Trung tâm Cấp cứu A9 trước thời khắc Giao thừa. Ảnh: Thùy Linh
Không khí làm việc tại Trung tâm Cấp cứu A9 trước thời khắc Giao thừa. Ảnh: Thùy Linh
Các bác sĩ cấp cứu cho một bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. Ảnh: Thùy Linh
Các bác sĩ cấp cứu cho một bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. Ảnh: Thùy Linh
Bệnh nhân phải truyền máu liên tục, được theo dõi sát sao. Ảnh: Thùy Linh
Bệnh nhân phải truyền máu liên tục, được theo dõi sát sao. Ảnh: Thùy Linh
Thùy Linh- Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Những giọt nước mắt chiều cuối năm

Thùy Linh- Đức Mạnh |

30 Tết - Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai vẫn hối hả người ra kẻ vào. Các y bác sĩ chạy đôn chạy đáo, khẩn trương cấp cứu, dùng hết khả năng của mình, kéo những người bệnh trở về từ cõi chết. Những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gương mặt những người nhà bệnh nhân.

Ngộ độc rượu mức độ nặng, bệnh nhân ngừng tim phổi khi vào cấp cứu

Thùy Linh |

Những ngày cuối năm, nhu cầu sử dụng rượu, bia tăng cao do nhiều nơi tổ chức liên hoan, tất niên..., ngộ độc rượu có xu hướng tăng, không ít bệnh nhân phải cấp cứu vì rượu, thậm chí có bệnh nhân đã ngừng tim phổi khi vào bệnh viện.

Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở Hà Nội bị bỏ cọc

CAO NGUYÊN |

Dù đã hết thời gian nộp tiền nhưng đến nay lô đất có giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn chưa đóng tiền.

Hà Nội tắc đường cả cây số, người dân ì ạch di chuyển

Nhóm PV |

Tối 16.9, nhiều tuyến đường tại Hà Nội tắc cứng do giờ tan tầm và lượng người đổ ra đường đi chơi Trung thu.

Nga dồn ép quân Ukraina khỏi Kursk theo nhiều hướng

Song Minh |

Lực lượng Ukraina ngày càng bị đẩy lùi khỏi nhiều khu định cư ở tỉnh Kursk của Nga.

Cho thôi việc Bí thư huyện Vĩnh Cửu theo nguyện vọng

MINH CHÂU |

Ông Nguyễn Văn Thuộc - Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai chấp thuận cho thôi việc theo nguyện vọng.

Doanh nghiệp gồng mình hồi phục sau bão số 3

Anh Tuấn |

Sau khi bão số 3 (Yagi) đi qua, nỗ lực phục hồi sản xuất - kinh doanh là công việc được nhiều doanh nghiệp ưu tiên thực hiện.