Vì sao vẫn xuất hiện ngộ độc Botulinum, dù rất hiếm gặp?

Thùy Linh |

Các vụ ngộ độc botulinum rất hiếm gặp nhưng không phải mới, mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 1.000 ca. Trước đó, Việt Nam cũng đã có nhiều người ngộ độc botulinum có trong pate Minh Chay.

Botulinum - chất độc khét tiếng trên thế giới

Vụ ngộ độc botulinum đầu tiên được ghi nhận vào năm 1822. Cách đây khoảng 100 năm, cũng từng xảy ra vụ việc 23 người Châu Âu bị ngộ độc botulinum sau khi ăn thịt nguội, trong đó có 3 người đã tử vong.

Trước đó, năm 2020, liên quan đến vụ ngộ độc botulinum trong sản phẩm pate Minh Chay, đã có 20 người phải nhập viện tại các cơ sở y tế của Hà Nội và TPHCM, một số ca nặng đang phải thở máy.

Botolinum là trực khuẩn gram (+), sống kỵ khí tuyệt đối, sinh nha bào, nhiệt độ phát triển thuận lợi nhất là 260 C đến 280 C.

Clostridium Botulinum ở điều kiện thích hợp sẽ tạo thành độc tố và sinh 5 typ độc tố A, B, C, D, E. Hay gây ngộ độc là typ A và B, ít hơn là typ E. Typ A thường thấy ở Châu Mỹ, typ B thường thấy ở Châu Âu và typ E thường thấy ở Nhật bản.

Độc tố của Clostridium Botulinum có độc lực mạnh hơn độc tố của tất cả các vi khuẩn khác. Nó chịu được men tiêu hoá và môi trường axit nhẹ của dạ dày, mất tác dụng bởi kiềm và nhiệt độ cao 120 0C/ 5' hoặc 80 0C/10’ hoặc đun sôi trong vài phút.

Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn từ từ 8 - 10 giờ, có trường hợp 4 giờ với các biểu hiện như nôn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, da khô, đau bụng, bụng chướng, táo bón; giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt cơ tim…

Bệnh kéo dài từ 4-8 ngày. Trường hợp nặng thì trung khu thần kinh tuần hoàn và hô hấp bị liệt (khó thở, thở nhanh, nông) cuối cùng thì chết do ngạt.

Bệnh hồi phục tương đối chậm, thường để lại di chứng tương đối dài. Nếu không được điều trị sẽ chết sau 3 - 4 ngày. Ngày nay với các phương pháp điều trị tích cực, nhanh chóng, tỉ lệ tử vong còn khoảng 10%.

Khi sử dụng đồ hộp người tiêu dùng cần quan sát bên ngoài xem đồ hộp có bị phồng, méo hay không?

Trao đổi về tình trạng ngộ độc Botulinum thời gian qua, bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay, loại thực phẩm thường gây ngộ độc do độc tố Botulinum là thực phẩm đóng hộp, phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm có thể dẫn tới tử vong, theo bà Nga, khi sử dụng đồ hộp người tiêu dùng cần quan sát bên ngoài xem đồ hộp có bị phồng, méo hay không? Vì nếu hộp phồng, méo thì sản phẩm đã bị lỗi và có khả năng đã bị nhiễm vi khuẩn.

Trong trường hợp đồ hộp bị phồng, khả năng trong sản phẩm vi khuẩn kỵ khí đã phát triển, sinh độc tố.

Vi khuẩn Botulinum sẽ bị diệt ở 60 độ C trong 30 phút và bởi các hóa chất khử trùng thông dụng; để khử độc tố cần đun sôi 100 độ C ít nhất 15 phút; để diệt nha bào cần đun ở 100 độ C ít nhất 1 giờ, hoặc hơi nước nóng ở áp lực cao hay sấy khô trên 160 độ C ít nhất 30 phút.

Do vậy, bà Nga khuyến cáo người dân không nên mua loại đồ hộp bị phồng, méo. Nếu trong quá trình bảo quản ở nhà, đồ hộp bị phồng thì cũng không nên sử dụng.

Ngoài ra, để lựa chọn thực phẩm an toàn, người tiêu dùng nên chọn mua đồ hộp phải đủ nhãn, ghi đầy đủ thông tin về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thực phẩm; xuất xứ hàng hóa, định lượng; ngày sản xuất, hạn sử dụng; thành phần hoặc thành phần định lượng; thông tin cảnh báo vệ sinh, an toàn; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Người dân cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng, như đã ghi trên nhãn sản phẩm, theo đúng vòng đời của sản phẩm.

“Muốn đóng gói đồ hộp hay hút chân không thực phẩm người dân cần áp dụng các quy trình chuẩn về khử trùng đồ hộp ở nhiệt độ cao, không đóng gói, hút chân không thực phẩm khi công nghệ không đảm bảo”, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhân ngộ độc patê chay được truyền huyết thanh kháng độc

TÂM AN |

Hai bệnh nhân ngộ độc patê chay được truyền huyết thanh kháng độc đã có những cải thiện về sức khoẻ.

Tiếp tục làm rõ nguyên nhân khiến 383 người bị ngộ độc ở Bình Định

NGUYỄN TRI |

Huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) đã chỉ đạo các ngành liên quan khảo sát lại toàn bộ địa bàn để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc 383 người dân có triệu chứng đau bụng, buồn nôn…

Lai Châu: Hơn 90 người nghi bị ngộ độc sau khi ăn cỗ cưới

Song An |

Hơn 90 người ở Lai Châu sau khi ăn cỗ cưới về đã xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Cơ quan chức năng địa phương đã vào cuộc điều tra làm rõ do có những nghi ngờ đây là vụ ngộ độc thực phẩm.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành ở Quận 8 (TPHCM).

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.