Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Biên kịch trẻ - tài còn xa…!

|

Không phải bàn cãi về vai trò quan trọng của kịch bản trong phim, bởi “có bột mới gột nên hồ”. Phim truyền hình VN (THVN) thăng hay trầm luôn gắn liền với chất lượng kịch bản. Trong trại sáng tác của Hội Điện ảnh VN đang diễn ra tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã đã trả lời thẳng thắn báo Lao Động về các vấn đề của kịch bản phim truyền hình (TH)...
´ Thưa chị, xem phim TH  nhiều tập VN, cảm giác thường là “đầu voi đuôi chuột”. Chị lý giải điều đó ra sao? 
- Trước hết là lỗi tại biên kịch viết không tốt. Thường là viết kịch bản theo nhóm, và thành viên trong nhóm trình độ không đều nhau. Sau nữa, kịch tính chuyện phim về cuối tăng lên dồn dập, nhà sản xuất tiếc nên hay làm giãn ra, tăng số tập, vì thế  tiết tấu phim bị chùng đi.
´ Viết kịch bản theo nhóm đang là cách làm phổ biến hiện nay, điều đó có ưu điểm và nhược điểm gì, theo chị? 
- Lợi ích thấy rõ là tiến độ công việc tốt hơn, gây cảm hứng tốt hơn cho tác giả. Một tập kịch bản phải viết  40 trang, vậy 30 tập là 1.200 trang, bằng một cuốn tiểu thuyết đồ sộ. Tác giả cặm cụi làm một mình, vò đầu bứt tai sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, vì thế rất cần những người cùng “hợp cạ” để tung hứng với mình.  Nhược điểm là trình độ các thành viên không đồng đều, tính trách nhiệm của cá nhân nhiều khi  không đầy đủ, chỉ phần ai người nấy lo. Người chủ trì phát ra đề tài, chia phần công việc cho các thành viên, và cuối cùng công việc biên tập là vô cùng cực nhọc, vì sự chênh lệch các phần. Các thành viên khó có sự hiểu biết, năng lực đồng đều để cùng nhau làm tác phẩm khó như phim lịch sử...
´ Vì sao mảng đề tài đương đại thiếu những vấn đề bức xúc của xã hội?
- Nhà biên kịch có thể viết những vấn đề gai góc, điểm xoáy  trong xã hội, nhưng cửa sóng (TH) có những giới hạn. Nhiều người từng háo hức theo dõi 2 phần phim “Chạy án”, nhưng “Chạy án” cũng chỉ dừng ở giới hạn. Có nhiều kịch bản chạm đến những vấn đề gai góc, nhưng  không làm đến nơi đến chốn, không giải mã hiện tượng một cách thấu đáo vì vấn đề kiểm duyệt. Tuy nhiên phải thông cảm với cửa sóng, bởi lẽ phim TH phát cho đại chúng ở  nhiều cấp độ nhận thức khác nhau, chứ không phải làm phim cho một lớp khán giả chon lọc.
´ Chị nhận xét gì về xu hướng phim 1 tập trên VTV  tối chủ nhật hằng tuần?
- Làm phim 1 tập, xu hướng VTV là hướng tới sự thể nghiệm. Mỗi phim là một phong cách riêng của đạo diễn, của kịch bản. Phim 1 tập đòi hỏi một triết lý sâu sắc hơn, nhưng  biên kịch phần lớn là người trẻ chưa nhiều trải nghiệm nên hiệu quả chưa được như ý.
´ Vì sao nhiều phim TH đề tài hình sự dù có cố vấn nghiệp vụ vẫn rất ngô nghê về nghiệp vụ phá án?
- Cố vấn là một chuyện, viết là một chuyện. Nhiều người trong ngành cảnh sát xem phim  phá án nói không thích vì thấy không đúng là họ. Dù có cố vấn nghiệp vụ, nhưng nếu đạo diễn và biên kịch nghe “thỉnh”, nói “thoảng” thì sẽ không thực sự nắm được vấn đề
´ Xem một số phim TH lịch sử của ta, cảm giác “kịch” quá, vì sao thưa chị? 
- Nếu so sánh thì thực ra một số phim lịch sử của Trung Quốc cũng bị sân khấu. Nguyên nhân có nhiều: Do cách sử dụng từ cổ của người xưa với cách nói đầy đủ, rất khác với cách nói ngày nay. Việc lồng tiếng cũng làm khẩu ngữ thông thường của đời sống không còn, tiếng nghe hơi cương. Rồi tiền làm phim không đủ, phải đưa tình huống ngoại cảnh nhốt vào nội cảnh, vì thế không thuyết phục; chưa kể năng lực thực hiện nhiều máy quay cùng một lúc của phim THVN thường là yếu.
´ Theo chị, đội ngũ biên kịch trẻ hiện nay có những tài năng?
- Thực sự là số biên kịch trẻ  chuyên nghiệp còn ít. Tài thì còn xa, chỉ “biết biết”  thì có. Phải có bản lĩnh mới theo những dự án khó. Một số bạn trẻ gặp dự án lớn thấy phải đọc nhiều, xem nhiều mới có thể viết  thì nản, muốn làm nhanh,  “tiền tươi thóc thật”, số khác thì kiến thúc lõm bõm, không hệ thống, nhìn vào đề tài như nhìn vào rừng rậm. 
´ Nhuận bút kịch bản phim TH có thể nuôi sống nhà biên kịch?
- Hoàn toàn có thể, một nhà biên kịch lao động nghiêm túc, viết đều, 1 năm viết 2 bộ, mỗi bộ chừng 30 tập. Với mức nhuận bút hiện hành là 8-10 triệu đồng/tập thì nhà biên kịch hoàn toàn sống khỏe.            
TIN LIÊN QUAN

Kỷ luật loạt lãnh đạo vụ hủy hoại đất rừng Lao Động phản ánh

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Liên quan vụ hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép mà Báo Lao Động phản ánh, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đà Bắc đã kỷ luật loạt lãnh đạo xã.

Thuê đơn vị chưa có chứng nhận ATVSTP nấu ăn cho học sinh

Minh Chuyên - Đặng Tình |

Công ty TM DV An Thịnh chưa được cơ quan chức năng ở Hòa Bình cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được trường học thuê nấu ăn cho học sinh.

Làm rõ việc người nước ngoài sống ở NOXH Bắc Giang, Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động liên hệ với chính quyền tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh làm rõ tình trạng nhiều người nước ngoài sống trong nhà ở xã hội (NOXH).

Trần nhà bong từng mảng, bất an sống tại chung cư chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Hạnh Thơm |

Hà Nội - Hiện nay, nhiều hộ dân vẫn đang chấp nhận sống tạm bợ ở những khu chung cư cũ xuống cấp.

Những công đoạn cuối trước khi lắp cầu phao thay thế cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Quân đội đang tiến hành những bước cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập, phục vụ đi lại của nhân dân.

Độc lạ nghề massage hoa dừa lấy mật

NGỌC ANH |

Trà Vinh - Người làm nghề massage hoa dừa để lấy mật phải có nghệ thuật, học nhiều tháng mới thu được mật ngon cung ứng cho thị trường.

Đòn tấn công chưa từng thấy của Hezbollah vào Israel

Thanh Hà |

Hezbollah lần đầu bắn tên lửa đạn đạo gần Tel Aviv, Israel.

Bến đò Cồn Nhì ở Thái Bình bị tố "nhái", "tự xưng" là... phà

TRUNG DU |

Theo phản ánh, hiện có hàng loạt dấu hiệu hoạt động không đúng quy định tại bến đò Cồn Nhì nối giữa Thái Bình - Nam Định.