64 dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại ở TP.HCM cần tháo gỡ vướng mắc gì?

CAO NGUYÊN |

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có kiến nghị gửi UBND TP HCM xem xét tháo gỡ vướng mắc pháp lý hoặc về thủ tục đầu tư xây dựng của 64 dự án bất động sản, nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội của 57 doanh nghiệp.

Theo HoREA, từ năm 2021 đến nay, Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh đã cùng với lãnh đạo các Sở, ngành, quận, huyện, TP Thủ Đức xem xét, giải quyết các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp và đã tháo gỡ “vướng mắc” cho nhiều dự án nhà ở thương mại.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên hiện nay vẫn còn nhiều dự án nhà ở thương mại “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở” chưa được công nhận chủ đầu tư, mà đây lại thường là các dự án nhà ở có quy mô diện tích lớn.

Bên cạnh đó, có một số dự án bất động sản, nhà ở thương mại thuộc diện phải rà soát lại về pháp lý, hoặc phải kiểm tra, thanh tra, thậm chí thuộc diện bị điều tra, nên các dự án này đã phải dừng triển khai thực hiện hoặc phải dừng các thủ tục đầu tư xây dựng hoặc phải dừng thủ tục cấp “sổ đỏ” cho chủ đầu tư, người mua nhà trong dự án…

Đồng thời, trong khâu thực thi pháp luật cũng bộc lộ “bất cập” mà trong vài năm gần đây xuất hiện tình trạng một số cán bộ, công chức có tâm lý “sợ trách nhiệm, sợ vướng rủi ro trong thi hành công vụ” nên có biểu hiện đùn đẩy, chuyển hồ sơ lòng vòng hoặc không nêu rõ chính kiến khi trình hồ sơ dự án bất động sản, nhà ở thương mại.

Với các ý kiến về 64 dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội trên địa bàn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. Hiệp hội HoREA kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo các Sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức khẩn trương xem xét tháo gỡ các “vướng mắc” để đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho thuê.

Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ và khẩn trương để tháo gỡ các“vướng mắc” về thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000, hoặc thủ tục giao đất cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội… để tăng thêm nguồn cung nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Bởi lẽ, chỉ riêng các dự án nhà ở xã hội Lê Thành - Tân Kiên (giai đoạn 1 và giai đoạn 2); dự án nhà ở xã hội Lê Thành - Tân Tạo 2; dự án nhà ở xã hội Nam Lý; dự án nhà ở xã hội cho thuê (giai đoạn 2) Khu chế xuất Linh Trung 2 mà nếu được các Sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức tháo gỡ các“vướng mắc” trên đây thì hoàn toàn có thể khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội này trong 06 tháng đầu năm 2022 để có thêm 5.209 căn hộ trong năm 2024-2025.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cũng đề nghị sớm tháo gỡ “vướng mắc” về thủ tục đầu tư xây dựng của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại không thuộc diện bị rà soát pháp lý, không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra để tạo điều kiện cho chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án, được nộp tiền sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận cho khách hàng mua nhà.

Ngoài ra, UBND TP HCM phối hợp hoặc đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sớm có kết luận đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại thuộc diện phải rà soát về pháp lý hoặc phải kiểm tra, thanh tra, điều tra theo hướng rà soát, chấn chỉnh, bổ sung các thủ tục đầu tư xây dựng dự án còn thiếu và khâu mấu chốt là phải định giá đất phù hợp với giá thị trường để tính “tiền sử dụng đất” dự án.

“Xác định nghĩa vụ tài chính phát sinh bổ sung của doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án với Nhà nước (nếu có) đảm bảo nguyên tắc không làm thất thu ngân sách nhà nước, không làm thất thoát tài sản công, trước hết là đất đai, để các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án biết rõ và thực hiện kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời tạo điều kiện ổn định an cư cho người mua nhà”, ông Châu nêu rõ.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Gặp khó làm sổ đỏ căn hộ trong dự án nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng nói gì?

CAO NGUYÊN |

Theo phản ánh, quá trình làm sổ đỏ đối với căn hộ thương mại trong dự án nhà ở xã hội gặp khó khăn do chưa có hướng dẫn, thống nhất về việc có phải nộp lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã được miễn.

Kiến nghị đất xây nhà ở xã hội không được thương mại hóa

CAO NGUYÊN |

Một số kiến nghị cho rằng, đất để xây dựng nhà ở xã hội là sử dụng lâu dài và không được thương mại hóa hoặc chuyển sang đất có mục đích sử dụng khác. Như vậy mới giữ gìn và đảm bảo ổn định quỹ đất để đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội cho các thế hệ về sau.

Tháo gỡ vướng mắc để xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội

Bảo Chương |

TPHCM đặt ra mục tiêu xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội trong 5 năm tới, nhưng để thực hiện mục tiêu đó vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.

Đánh thuế bất động sản phải nghiên cứu kỹ, đừng xa rời thực tế

Trang Hà |

GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho rằng, cần rất thận trọng trong việc lựa chọn lộ trình đánh thuế bất động sản (BĐS).

Nữ doanh nhân chuyên hối lộ trong vụ án chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2, mặc dù không bị đề nghị truy tố, song sai phạm của bà Nguyễn Thị Thanh Hằng tiếp tục được đề cập.

Kỷ luật một số cán bộ vi phạm ở Phú Yên

Hoài Luân |

Phú Yên - Ngày 7.10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên đã có thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25 của UBKT Tỉnh ủy (khóa XVII).

Đoàn cấp cao Tổng LĐLĐVN làm việc với Liên hiệp toàn quốc các CĐ Nhật Bản

Ban Đối ngoại |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dẫn đầu Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn thăm và làm việc tại Nhật Bản từ 3 - 7.10.

Tránh đội vốn khi triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

PHẠM ĐÔNG |

Thường trực Chính phủ yêu cầu hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.