Bất động sản Đà Nẵng: “Lao dốc” trên mọi phân khúc

Thụy Bất Nhi - Tường Minh |

Bất chấp những cố gắng của đội ngũ môi giới, kinh doanh bất động sản, thị trường nhà đất Đà Nẵng đang tiếp tục hiện tượng “lao dốc” trên mọi phân khúc, ngay mảng đất nền cũng phải chấp nhận suy thoái nặng nề. Nguyên nhân được chỉ ra là do quá trình “bong bóng hóa” trong 3 năm qua của thị trường, và những dự báo suy thoái tiếp theo trong thời gian tới, bởi hậu COVID-19 cùng những câu chuyện đầu tư khác.

Giá thổi không ngừng

Ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo bất động sản Đà Nẵng chia sẻ, thị trường nhà đất sau hậu COVID-19 may lắm mới giữ được sức “đi ngang” đến đầu năm 2021, nhưng sau đó sẽ ra sao thì quả thật chưa thể tiên liệu hết được. Có quá nhiều tác động nhiều chiều.

Cá nhân ông Lập cùng phần lớn những người tham gia môi giới bất động sản tại Đà Nẵng đều thừa nhận, về bản chất, thị trường nhà đất địa phương đóng vai trò thứ cấp so với hai đầu đất nước. Tập trung trong 3 năm lại đây, bất động sản Đà Nẵng ghi nhận những vận động thành công của giới đầu tư khi bằng nhiều thủ pháp, đẩy giá giao dịch thị trường lên cao, có khu vực tăng đến gấp 10 lần giai đoạn 2011 - 2013. Một số khu vực nóng ở Hòa Xuân (Cẩm Lệ), bắc Hòa Liên, Hòa Sơn (Hòa Vang), ven sông Cổ Cò (Ngũ Hành Sơn) đã có sự tăng vọt giá đất, nhất là đất nền vì liên quan các dự án quy hoạch hạ tầng. Nhiều khu đất từ 400 triệu đồng đã có giá 3 tỉ đồng/lô đất nền trong vòng chưa đến 2 năm.

Nhưng điều không được các nhà đầu tư, lực lượng đầu cơ tính tới, là thực lực kinh tế địa phương có đồng hành với xu hướng tăng giá không. Với tâm lý chung “nước lên bèo lên”, một lô đất đội giá thì cả cánh đồng thăng hoa, việc rao giá qua các dự án chào mời rất đơn giản. Có điều, thu nhập về đời sống của người dân Đà Nẵng không có thay đổi lớn. Mức thu hút đầu tư về sản xuất của Đà Nẵng vẫn chưa cao, tỷ giá giao dịch thương mại, các dịch vụ kinh tế địa phương không có đột biến đặc sắc.

Nghịch lý đã phát sinh vì giá nhà đất tăng lên 5 - 10 lần còn thu nhập bản địa chưa đến 3 lần, tạo ra một chênh lệch quá lớn giữa cung và cầu. Bản thân các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng tại Đà Nẵng cũng phải thừa nhận, “không đủ sức mua lại các khu đất được định giá giao dịch cao”.

Nhiều nhà đầu tư lẻ sau giai đoạn “say lợi nhuận” do giá đất tăng liên tục, vay mượn ngân hàng những khoản vốn lớn, mới giật mình nhận ra cơ hội tất toán cho các hợp đồng chuyển nhượng không nhiều. Ông Lập thừa nhận, từ tháng 3.2019, đất Đà Nẵng đứng giá và các nhà đầu tư bắt đầu “gồng lỗ” để cầm cự, chờ tình hình...

Sập hầm

Sự đáng tiếc cho các hoạch định đầu tư lướt sóng, là hơn 1 năm qua, diễn biến thị trường suy thoái trầm trọng. Nếu cuối năm 2019 ghi nhận một số động tác “đánh tháo” của các nhà đầu tư từ Hà Nội, TPHCM liên quan các vụ trọng án như của đại gia Vũ “nhôm”, thì 8 tháng 2020 là dịch bệnh. Tất cả co cụm, nhà đầu tư chật vật giải chấp, đảo nợ ngân hàng, trong khi chưa tìm được cách nào bán nhà đất được mà cũng không có nguồn tài chính bổ sung nào để bù đắp.

Hệ lụy đáng sợ đã bùng nổ khi tháng 8 qua, xuất hiện vụ án chiếm đoạt giấy tờ công dân để cầm cố đất đai tại quận Sơn Trà (Đà Nẵng), dẫn tiếp ra vụ việc đường dây cho vay nặng lãi giải chấp đến ngàn tỉ đồng, khiến các nhà đầu tư hoang mang.

Ghi nhận từ các nhà môi giới cho thấy, con số khủng hoảng “vỡ nợ” từ vụ vốn vay này có thể đến 2 nghìn tỉ đồng, sẽ là cú “vỡ bong bóng” nghiêm trọng với đất đai Đà Nẵng. Chưa đầy 3 tuần qua, cùng với diễn biến dịch bệnh COVID-19 dần khống chế, thị trường bất động sản Đà Nẵng đã ghi nhận nhiều điểm trừ giao dịch.

Theo ông Vũ Đức Tâm, Giám đốc Sàn giao dịch VIP, chênh lệch giá trị đất quá cao, tâm lý bất ổn do những dấu hiệu suy thoái sẽ khiến nhiều người có nhu cầu mua nhà ở thực sự cũng ngại giao dịch.

“Nhanh nhất phải sau mùa thu 2021, nhà đất Đà Nẵng mới có dấu hiệu tan băng, và phải 2 năm sau mới thực sự có tiến triển tốt lại” - Ông Lê Nguyễn Q., một nhà phân tích đầu tư nói.

Thụy Bất Nhi - Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Bất chấp dịch COVID-19, bất động sản vẫn có những điểm sáng

Trần Lâm |

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nhưng các chuyên gia kinh tế trong một hội thảo vẫn cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn có nhiều cơ hội.

Bất động sản: Giao dịch giảm, vì sao giá vẫn tăng?

Thế Lâm |

Nghịch lí thị trường bất động sản giao dịch giảm nhưng giá vẫn tăng hoặc đứng im với nhiều người là điều khó hiểu. Nhưng giới môi giới không cho là bất thường.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.