Bất động sản hàng hiệu đìu hiu, nhà đầu tư đứng ngồi không yên

Lan Nhi |

Hà Nội - Từng được coi là xu hướng trong vài năm tới, nhiều nhà đầu tư tại TP. Hà Nội lo lắng khi phân khúc bất động sản hàng hiệu đầu năm 2022 vẫn đang trong tình trạng "đóng băng", chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Tồn kho hàng loạt

Theo ghi nhận của PV, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, phân khúc bất động sản hàng hiệu cuối năm 2021 - đầu năm 2022 đang có dấu hiệu trầm lắng rõ rệt. Cụ thể, phân khúc bất động sản hàng hiệu tại TP. Hà Nội hiện đang tồn kho với số lượng lớn, chủ yếu là căn hộ cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng...

 
Phân khúc bất động sản hàng hiệu tại TP. Hà Nội hiện đang tồn kho chủ yếu là căn hộ cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng... Ảnh: NVCC

Từng được coi là phân khúc dễ “đẻ trứng vàng”, căn hộ chung cư có giá hàng chục tỉ đồng của anh Hoàng Tuấn (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang rao bán suốt 1 năm qua nhưng vẫn chưa có ai hỏi mua. Cũng "lướt sóng" đầu tư, do có nguồn tiền nhàn rỗi nên vợ chồng anh Tuấn đã mạnh tay chốt mua căn hộ chung cư cao cấp duplex (thông tầng), với hi vọng sẽ sinh lời cao trong tương lai.

Anh Hoàng Tuấn chia sẻ: "Tôi rao bán trên nhiều diễn đàn, nhờ bạn bè quảng cáo nhưng căn hộ cao cấp vẫn phải bỏ trống. Vợ chồng tôi cũng sốt ruột, nếu cứ ôm hàng mãi thế này thì rất lãng phí. Căn hộ mua vào với giá gần 10 tỉ đồng nhưng hiện tại, vợ chồng tôi đang phải tìm cách xoay xở, cho thuê lại ngắn hạn với mức giá khoảng 25 - 30 triệu đồng/tháng, bù đắp phần nào chi phí duy trì, bảo dưỡng".

 
Căn hộ chung cư có giá hàng chục tỉ đồng của anh Hoàng Tuấn (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang rao bán suốt 1 năm qua nhưng vẫn chưa có ai hỏi mua. Ảnh: NVCC

Cũng rao bán căn biệt thự 8 tỉ đồng trên phố Hàm Nghi (quận Nam Từ Liêm), chị Lê Thanh Mai khi được hỏi cũng tỏ ra ngán ngẩm. Khi rót vốn đầu tư, chị Mai đánh giá, đây là một khu phố sầm uất, đông đúc, trong tương lai có thể bán lại hoặc cho thuê với giá cao. Nhưng do dịch COVID-19 kéo dài, chị Mai buộc phải rao bán gấp để thu hồi vốn.

Chưa có dấu hiệu phục hồi

Thực tế theo đánh giá của Bộ Xây dựng, lượng tồn kho bất động sản chủ yếu tập trung vào phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Đặc biệt là đối với các dự án có vị trí, điều kiện hạ tầng không thuận lợi. Tổng hợp đến cuối năm 2021, số lượng nhà ở đưa ra giao dịch trên thị trường nhưng còn tồn, chưa có giao dịch trong năm 2021 ước tính là khoảng 2.286 căn hộ.

Bộ Xây dựng cũng lý giải, lượng tồn kho bất động sản cuối năm 2021 đã giảm so với các năm trước. Trong khi đó, các căn hộ bình dân, căn hộ trung cấp, nhà ở riêng lẻ, đất nền..., đều là phân khúc được hấp thụ rất tốt và có tính thanh khoản cao, hầu như không phát sinh tồn kho.

Hiện cả nước đang có 52 dự án, dự án du lịch nghỉ dưỡng với 13.554 căn hộ du lịch, 2.280 biệt thự du lịch, 46 căn văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép. Số lượng dự án bằng khoảng 35,4% so với năm 2020; 19 dự án với 165 căn hộ du lịch đã hoàn thành xây dựng.

 
Việc mua, cho thuê lại bất động sản hàng hiệu cũng không phải là việc dễ dàng, vì phân khúc này rất "kén" chọn khách. Ảnh: NVCC

Ngoài ra, phân khúc khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng trong quý IV/2021 đã từng bước hoạt động trở lại ở nhiều địa phương trên cả nước.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng, vẫn còn hết sức hạn chế, chưa thể phục hồi. Do đó, giá các loại bất động sản như du lịch, nghỉ dưỡng (căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà phố thương mại) tại hầu hết các dự án đang mở bán vẫn sẽ giữ nguyên mức giá của quý III/2021.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) trước đó cũng lưu ý, về chi phí để quản lý, vận hành bất động sản hàng hiệu rất đắt đỏ.

Chủ sở hữu nhà, chung cư chính là người phải thanh toán chi phí này. Bên cạnh đó, việc mua, cho thuê lại bất động sản hàng hiệu cũng không phải là việc dễ dàng, vì phân khúc này rất "kén" khách. Bất động sản hàng hiệu không phải là sân chơi dành cho những nhà đầu tư “tay mơ”.

Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt huy động vốn

TRÍ MINH |

Theo Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, trong tháng 1 vừa qua đã có tổng cộng 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và 16 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị phát hành 25.923 tỉ đồng.

Sau Tết, nhiều dự án bất động sản rầm rộ rao bán

CAO NGUYÊN |

Số lượng người quan tâm đến bất động sản gia tăng mạnh mẽ. Nhiều dự án đã hoàn thiện bắt đầu rầm rộ mở bán để phục vụ khách hàng. Đơn cử như dự án chung cư 50 tầng tại Hà Đông.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản đảo chiều từ "vực sâu" lên "đèo cao"

Thế Lâm |

Một trong những nét nổi bật trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 9.2 trên sàn HoSE chính là nhóm cổ phiếu bất động sản.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.