Dân thiếu nhà ở, loạt nhà tái định cư ở Hà Nội vẫn bỏ hoang

CAO NGUYÊN |

Trong khi nhu cầu nhà ở của người dân tại Hà Nội đang rất cao, trên địa bàn thành phố vẫn có nhiều tòa nhà tái định cư bỏ hoang.

Ba tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng (quận Long Biên) được xây dựng và lần lượt hoàn thiện từ năm 2001 - 2006, do Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco 3, trước đây là Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội - thuộc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự án hơn 1.292 tỉ đồng.

Dự án dùng để tái định cư tại chỗ khi thực hiện giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng trong Khu đô thị Sài Đồng.

Dự án toạ lạc ở vị trí đẹp, trung tâm của Khu đô thị Sài Đồng. Ảnh: Cao Nguyên
Dự án toạ lạc ở vị trí đẹp, trung tâm của Khu đô thị Sài Đồng. Ảnh: Cao Nguyên

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 8.7, sau nhiều năm hoàn thiện, ba tòa nhà 6 tầng, với hơn 150 căn hộ vẫn bị bỏ hoang, không có người dân dọn đến sinh sống.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều người không đồng ý việc nhận tái định cư bằng căn hộ tại đây.

Hàng trăm căn hộ bỏ hoang tại ba tòa nhà . Ảnh: Cao Nguyên
Hàng trăm căn hộ bỏ hoang tại ba tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5. Ảnh: Cao Nguyên

Đến năm 2017, Hanco 3 từng đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ ba tòa nhà tái định cư tại Sài Đồng.

Trước đề xuất trên, Thành ủy Hà Nội đã ra văn bản số 1274 ngày 18.7.2017 yêu cầu chủ đầu tư lập hai phương án: Một là cải tạo, sửa chữa khu nhà để làm nhà ở xã hội. Hai là phá bỏ hoàn toàn để xây dựng quỹ nhà mới.

Nhiều hạng mục của công trình cho thấy dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Cao Nguyên
Nhiều hạng mục của công trình cho thấy dấu hiệu xuống cấp trầm trọng tại ba tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5. Ảnh: Cao Nguyên

Tương tự, khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh cũng bị bỏ hoang hơn 1 thập kỷ, không có người ở.

Đầu năm 2013, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 168/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án giãn dân khu phố cổ quận Hoàn Kiếm".

Giai đoạn I của đề án (2009-2015) thực hiện di dời 1.530 hộ từ khu phố cổ sang sinh sống tại khu nhà ở giãn dân Việt Hưng (quận Long Biên).

Giai đoạn II của đề án (2013-2020) thực hiện di dời nốt 5.020 hộ dân đang sống trong khu phố cổ sang khu đô thị giãn dân mới Thượng Thanh, Long Biên. Quỹ đất dùng để xây dựng khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh rộng khoảng 30 ha, có vị trí đẹp.

Đề án giãn dân phố cổ giai đoạn II đã kết thúc vào năm 2020, tổng mức đầu tư ước tính cho dự án là hơn 4.900 tỉ đồng.

Kế hoạch đề ra là vậy, nhưng thực tế người dân lại không mặn mà. Đây cũng là vấn đề chung của nhiều người dân phố cổ khi họ đã quen với cuộc sống bám trụ tại các ngóc ngách trong lòng phố.

Đa số người dân cho rằng, họ sẵn sàng rời đi nhưng không mong muốn sống trong một căn nhà tiện nghi, rộng rãi mà tương lai lại bất định, không có kinh tế và kế sinh nhai.

Khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Ảnh: Anh Huy

Tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 7 khóa XV, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho biết, hiện nay tại các khu đô thị lớn, nhiều nhà tái định cư đã xuống cấp, ít người dân về ở, thậm chí bị bỏ trống.

“Hàng vạn căn hộ tái định cư không có người ở, bị hoang hóa, xuống cấp đang làm lãng phí nguồn lực tài chính công, trong khi người dân thì vẫn còn thiếu chỗ ở” - đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên nói.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

5 khu vực vùng ven Hà Nội có giá đất nền bật tăng, giao dịch sôi động nhất

Thu Giang |

Thống kê của chuyên trang Batdongsan.com.vn mới đây cho thấy, phân khúc đất nền ở huyện Đông Anh, Hòa Lạc, khu vực đường Vành đai 4, huyện Hoài Đức, Hà Đông (Hà Nội) đang tăng trung bình từ 10-20% so với hồi cuối năm 2023.

Biệt thự liền kề Hà Nội tăng giá sau thời gian dài cắt lỗ

Nhóm PV |

Biệt thự liền kề Hà Nội đang tăng giá nhẹ sau khi giảm giá rồi đi ngang trong khoảng 2 năm qua.

Nhà ở xã hội có dành cho người được tái định cư hay không?

Linh Trang |

Theo quy định của pháp luật, nhà ở xã hội có dành cho người được tái định cư hay không?

Vì sao nhiều nhà tái định cư ở Hà Nội chưa muốn thành lập ban quản trị?

Minh Hạnh |

Việc thành lập ban quản trị ở nhiều chung cư tái định cư vẫn gặp nhiều khó khăn dù đã có quy định về việc thành lập ban quản trị chung cư nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân.

"Phông bạt" trên Facebook là căn bệnh và cần thuốc chữa

AN NGUYÊN - THÙY TRANG |

Nhiều người bị phát hiện chỉnh sửa hình ảnh, làm giả hóa đơn chuyển khoản để “thổi phồng” số tiền và “phông bạt” trên Facebook nhằm đánh bóng tên tuổi.

Xe bán tải bị nước cuốn trôi, 1 phụ nữ tử vong ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 14.9, Công an thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã bàn giao thi thể người phụ nữ đi xe bán tải bị nước cuốn, để gia đình lo hậu sự.

Vụ án La "điên": Bắt nguyên phó chủ tịch huyện ở Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đặng Ngọc Oánh - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình vừa bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án liên quan doanh nhân La "điên".

Sống chật vật vì dự án treo suốt 28 năm

Viên Nguyễn |

Suốt 28 năm sống trong cảnh quy hoạch treo, người dân tổ 6, phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi mòn mỏi chờ đợi dự án công viên cây xanh Thạch Bích được triển khai. Quy hoạch treo khiến cuộc sống của người dân khốn khổ, bởi nhà cửa dột nát, thiệt thòi đủ đường.