Đất nền vùng ven Vành đai 4 qua thời sốt nóng

ANH HUY |

Sau một thời gian nhảy múa, giá đất nền tại các khu vực Vành đai 4 (Hà Nội) đang hạ nhiệt do thị trường trầm lắng. Tuy nhiên, giới chuyên gia phân tích, đây vẫn là khu vực có tiềm năng lớn nên rất khó để có một làn sóng bán tháo trong giai đoạn này.

Giữa năm 2022, dự án đường Vành đai 4 được phê duyệt khiến bất động sản quanh khu vực con đường dự kiến đi qua đã thu hút được giới đầu tư.

Tại Hà Nội, giá đất ở một số khu vực vùng ven Vành đai 4 vẫn chiếm ưu thế, nổi trội hơn nhiều so với thị trường đất nền ven đô khác.

Đơn cử, tại xã Tiền Phong (huyện Mê Linh), vào đầu năm 2022 những lô đất nằm ở mặt đường lớn đang dao động 35 - 40 triệu đồng/m2, còn ở mặt đường ngõ cũng từ 20 - 25 triệu đồng/m2, tăng khoảng 20% so với trước thời điểm đấu giá.

Hay như ở huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoài xu thế tăng giá chung, mức giá được rao bán ghi nhận đã tăng thêm khoảng 10 – 15 triệu đồng/m2 so với năm trước nhờ thông tin duyệt đường Vành đai 4.

Thế nhưng thực tế, mức giá cao đó không còn được duy trì đến thời điểm sau Tết Nguyên đán 2023. Sự trầm lắng kéo dài của thị trường bất động sản đã khiến nhiều chủ đất gần tuyến đường Vành đai 4 buộc phải giảm giá bán.

Đất tại xã Cự Khê (huyện Thanh Oai) gần khu đô thị Mỹ Hưng nằm giữa 2 đường Vành đai là Cienco 5 và đường Vành đai 4, giá đất từ 60-65 triệu đồng/m2 của năm ngoái đang rơi xuống khoảng 55-60 triệu đồng/m2.

Còn tại địa bàn xã Bình Minh cũng từ mức 40-45 triệu đồng/m2, giảm nhẹ khi giá chào bán đang ở mức 40-42 triệu đồng/m2. Đất tại xã Bích Hoà gần Vành đai 4 cũng từ mức 60 triệu đồng/m2, hiện có chủ bán với mức giá 52 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, tại huyện Đan Phượng, theo quy hoạch, đường Vành đai 4 trên địa bàn huyện có chiều dài khoảng 4,3 km, đi qua địa bàn các xã Liên Hồng, Hồng Hà, Hạ Mỗ và Tân Hội.

Hiện tại, đất mặt đường Tân Lập từ mức bán 52-57 triệu đồng/m2 của năm ngoái hiện điều chỉnh giảm xuống 50-55 triệu đồng/m2.

Đất mặt đường Tân Hội được rao bán phổ biến năm ngoái là 55-57 triệu đồng/m2, hiện nhiều lô có giá bán là 50 triệu đồng/m2.

Đất các khu vực Liên Hồng, Hồng Hà… vị trí gần đường, cũng loanh quanh chào bán 35-40 triệu đồng/m2, giảm 2-4 giá so với cuối năm ngoái. Tình trạng giảm giá cũng ghi nhận ở các quận, huyện Hà Đông, Sóc Sơn…

Nhiều thông tin rao bán trên mạng
Việc dựa hơi hạ tầng để bán bất động sản chính là chiêu thức của một số nhà đầu tư. Ảnh: Chụp màn hình.

Có thể thấy, giá đất nền ven Vành đai 4 sau thời điểm tăng thì nay đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây vẫn là khu vực có tiềm năng lớn nên rất khó để có một làn sóng bán tháo trong thời gian tới.

Vì vậy, nếu cơ hội mở ra, nhà đầu tư sẵn tiền mặt cùng tầm nhìn dài hạn 3 - 5 năm có thể cân nhắc xuống tiền. Mức giảm hiện tại chỉ vào khoảng 5 - 10%, tuy nhiên tùy theo tình hình tài chính của chủ đất, khách mua có thể thương thảo giảm thêm 5 - 10% nữa.

Chia sẻ với Lao Động, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực CLB Bất động sản Hà Nội – cho biết, dù có xu hướng giảm giá, khi nhà đầu tư xuống tiền cần tìm hiểu kỹ các sản phẩm xem có cắt lỗ thật không, đất giá rẻ nhưng là đất gì, vì nếu là đất ruộng, đất rừng hay đất khai hoang thì rất khó thanh khoản.

Theo ông Điệp, việc dựa hơi hạ tầng để bán bất động sản chính là chiêu thức của các "đội lái" và một số nhà đầu tư. Thời gian tới, khi dự án đẩy nhanh tiến độ triển khai, chắc chắn sẽ tiếp tục xuất hiện thông tin về việc tăng nóng, sốt đất.

“Việc dựa hơi hạ tầng để đẩy giá bán bất động sản chính là chiêu thức của các đội lái nhằm tạo sóng thị trường thường xuyên sử dụng.

Do vậy, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ về thị trường, nắm rõ về quy hoạch, tính khả năng thanh khoản… để tránh rủi ro chôn vốn quá lâu” - ông Điệp đưa ra lời khuyên.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Nhà đầu tư "mắc kẹt" trên đất nền vì khó phân lô, tách thửa

ANH HUY |

Không ít chủ đất đã thắng lớn với chiêu trò phân lô, tách thửa để bán, nhưng khi thị trường trầm lắng và các quy định tách thửa đang được cơ quan chức năng siết chặt, không ít nhà đầu tư lao đao.

Giá phân khúc đất nền giảm sâu nhưng vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Sau một thời gian thị trường sôi động, hiện nay tình hình giao dịch mua bán đất nền ở TP Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang khá im ắng. Nhà đầu tư liên tục giảm giá để thoát hàng nhưng không dễ có người mua.

Người dân cân nhắc sở hữu đất nền thay vì mua chung cư

Thu Giang |

Trong khi vẫn đang có nhiều tranh luận về quy định thời hạn sở hữu chung cư, một bộ phận người dân tỏ ra lo ngại, cân nhắc chuyển sang đầu tư đất nền để yên tâm tích lũy tài sản dài hạn.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.