Để người dân tham gia xây dựng giá đất: Tăng đồng thuận, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Cao Nguyên |

Thu hồi đất là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây ra nhiều bức xúc, khiếu kiện, tranh chấp nhất hiện nay. Đặc biệt, đất sau khi được giao lại cho doanh nghiệp đã san gạt mặt bằng, xây dựng hạ tầng đều bán ra với giá "trên trời"...

Thu hồi thấp, doanh nghiệp bán giá cao

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, hiện có hai hình thức bồi thường khi thu hồi đất: Một là thu hồi đất với mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trường hợp này nhà nước thu hồi và bồi thường theo khung giá quy định. Trường hợp còn lại, giá bồi thường đất do nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều dự án nhà ở "núp bóng" dưới danh nghĩa dự án phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, chính quyền địa phương đứng ra thu hồi với đơn giá quy định nhà nước, thấp hơn nhiều lần giá thị trường.

Điều đáng nói, sau khi các thủ tục được hoàn thành, đất được giao lại cho doanh nghiệp san gạt mặt bằng, xây dựng hạ tầng bán ra với giá "trên trời", cao hơn vài chục lần giá bồi thường. Chính độ “vênh” này đã khiến nhiều người dân bức xúc, khiếu nại, khiếu kiện.

Tại phiên họp mở rộng thẩm tra báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 của Chính phủ, ông Trần Ngọc Liêm - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai chiếm tỉ lệ 64,6% số vụ. Nội dung khiếu nại chủ yếu về việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất dịch vụ và các dự án khu dân cư, khu du lịch, thương mại...

Trước tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc phải sửa Luật Đất đai là cần thiết. Qua đó, có ý kiến đóng góp nên cho người dân tham gia vào xây dựng giá đất.

PGS-TS Nguyễn Quang Tuyến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội cho hay, người dân là đối tượng chịu tác động khi bị thu hồi đất, thế nhưng người dân lại đứng ngoài quy trình xây dựng giá đất dẫn đến nhiều bất đồng, đặc biệt là giá thu hồi đất.

Do đó PGS Tuyến cho rằng, Luật Đất đai cần thay đổi, thực hiện khảo sát tỉ lệ người dân đồng thuận, không đồng thuận về giá bồi thường đất. Ông Tuyến khẳng định, đây sẽ là cơ chế dân chủ và đồng thuận hơn khi thực hiện đền bù đất cho người dân khi thực hiện dự án, đặc biệt là những dự án đầu tư nhà ở, phân lô bán nền.

Giá phù hợp, giải phóng dễ dàng

Cùng quan điểm trên, chia sẻ với PV Lao Động, luật sư Nguyễn Doãn Hùng (đoàn luật sư Hà Nội) nhận định, việc xét duyệt giá bồi thường thu hồi đất ở nhiều địa phương chưa rõ ràng, mang tính chất định tính. Từ đó dẫn đến mức giá bồi thường trên thực tế không đảm bảo yêu cầu phù hợp giá thị trường, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Luật sư Hùng cho rằng, nếu người dân được tham gia xây dựng giá đất cũng như đóng góp ý kiến, quan điểm của mình trong việc xây dựng quy định của pháp luật đất đai sẽ có sự linh hoạt hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

“Giá đền bù hợp lý, phù hợp với giá thị trường chắc chắn công tác giải phóng mặt bằng sẽ dễ dàng hơn. Người dân sẽ có những khoản chi phí cân đối để sẵn sàng trả lại mặt bằng cũ đến mặt bằng mới, thúc đẩy việc thực hiện, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương”, vị luật sư này nói.

Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết,  hiện nay, về bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất rất khó thực hiện do phương án tính giá đất.

Theo TS Lực mức giá 5 năm mới thay đổi 1 lần trong khi thực tế, nền kinh tế - xã hội thay đổi rất nhanh trong 5 năm. Chính vì vậy, ngoài việc để người dân tham gia xây dựng giá đất như các ý kiến nêu trên thì cần đẩy nhanh chu kỳ thay đổi giá đất.

Hiện nay, các cơ quan chức năng đang gấp rút lấy ý kiến để hoàn thiện sửa đổi các luật có liên quan đến thị trường bất động sản Việt Nam như: Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Đất đai 2013... Chương trình làm việc của Quốc hội dự kiến sẽ thông qua các luật sửa đổi, bổ sung trong kỳ họp tháng 10.2022.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Danh sách 56 dự án Khánh Hòa bị thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội

Hữu Long |

Hiện Khánh Hòa đã công bố danh sách các dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh.

Yên Bái bắt 3 đối tượng lập hồ sơ khống để ăn tiền bồi thường, thu hồi đất

Văn Đức |

Yên Bái - Cơ quan Công an vừa khởi tố vụ án, bắt tạm giam 3 đối tượng để điều tra về hành vi trục lợi trong quá trình bồi thường, thu hồi đất.

Thu hồi đất giao cho tư nhân kinh doanh: “Vẽ” dự án để phân lô bán nền

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Đề ra quy hoạch “Khu dân cư chất lượng cao” với nhiều hạng mục hoành tráng, bài bản nhưng chủ đầu tư không thực hiện mà chỉ phân lô bán nền.

Vì sao nhiều hộ dân bị thu hồi đất lâm nghiệp không được bồi thường?

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – UBND huyện Thanh Chương lên tiếng giải thích lý do thu hồi hàng chục ha đất lâm nghiệp của người dân để bàn giao cho đơn vị khác sử dụng nhưng không giải quyết bồi thường.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.