Để “phá băng” thị trường bất động sản, chính sách cần đi vào thực tế

Tuyết Lan |

“Thời gian gần đây các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam đang có xu hướng săn dự án tốt để xuống tiền. Theo tôi đây chính là đáy tốt nhất của thị trường bất động sản” - ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội nhận định.

- Thưa ông, loạt chính sách chỉ đạo gỡ khó từ Chính phủ; lãi suất ngân hàng dần hạ nhiệt, giá bất động sản ổn định, thậm chí giảm trung bình 10-30%... đã tác động đến thị trường bất động sản trong 6 tháng cuối năm như thế nào?

Từ đầu năm 2023, Chính phủ đã có một loạt cơ chế chính sách về gia hạn trái phiếu, chứng khoán, nới tín dụng để khai thông thị trường bất động sản. Khi được tháo gỡ về cơ chế chính sách, nguồn lực, bất động sản sẽ có cơ hội hồi phục.

Chính phủ đã có những chính sách đúng và trúng, nhưng khâu triển khai còn chậm và thiếu sự đồng bộ nên chính sách vẫn chưa thể tháo gỡ nút thắt cố hữu về pháp lí và dòng vốn. Vì vậy, thị trường địa ốc vẫn chỉ đi ngang mà chưa đi lên.

- Theo ông từ giờ đến cuối năm có nhiều doanh nghiệp bất động sản bị phá sản và cạn kiệt không?

Hiện nay mặc dù có nhiều chính sách tốt nhưng việc chỉ đạo tháo gỡ pháp lí hiện tại vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, định hướng, chưa có nhiều văn bản, thông tư, nghị định… chưa có những hướng dẫn chi tiết các sở ban hành về việc phối hợp triển khai một cách cụ thể nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Khi thị trường bất động sản giảm sút thì ngay lập tức cần có những cơ chế chính sách kịp thời. Nhưng thực tế ở nước ta, các cơ chế chính sách có độ trễ gây nguy hiểm cho thị trường bất động sản.

Ngoài ra, cần nới tín dụng ngay thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn và hồi phục. Nhưng chỉ cần chậm và sai thời điểm thì doanh nghiệp sẽ “hết hơi” và không còn khả năng để hấp thụ vốn.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản”. Đến thời điểm hiện nay có tới 50 - 70% doanh nghiệp đang ở trên bờ phá sản trong lĩnh vực bất động sản.

- Theo ông đây đã được coi là “đáy” của thị trường bất động sản chưa?

Thời gian gần đây các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam đang có xu hướng săn dự án tốt để xuống tiền. Theo tôi đây chính là “đáy” tốt nhất của thị trường bất động sản. Những người có nguồn tiền và chiến lược tốt thì đây là thời điểm thích hợp để đầu tư. 5 - 7 năm trước những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều nên khi thị trường trầm lắng sẽ bị “sập”.

Những năm về trước các nhà đầu tư có thể dùng đòn bẩy tài chính, thậm chí “tay không bắt giặc” nhưng hiện tại thì không còn nữa.

Nhà đầu tư cũng phải tính toán hợp lí dòng tiền của mình để chi trả được các khoản phí, ít nhất là đến giữa năm 2024. Giai đoạn này nếu nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính quá lớn sẽ gặp nguy hiểm.

- Theo ông cần làm gì để “phá băng” thị trường bất động sản Việt Nam?

Để “phá băng” thị trường bất động sản cần thực hiện đồng bộ giải pháp, đưa chính sách đi vào thực tế. Cụ thể cần khôi phục các kênh trái phiếu chứng khoán lấy lại lòng tin của người dân. Đồng thời nới tín dụng và gia hạn nợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Nhanh chóng cấp phép đầu tư, cấp phép dự án, bỏ bớt các khâu trung gian không cần thiết để rút ngắn thời gian, hạ giá thành.

Những cơ chế chính sách có thể đi vào thực tế, giải quyết “gốc rễ” vấn đề thì có thể từ nay đến cuối năm thị trường bất động sản có thể dần hồi phục và phát triển vào năm 2024.

Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt 4,03%, bất động sản cải thiện

Đức Mạnh |

Đến ngày 27.6, tăng trưởng tín dụng so với đầu năm đạt 4,03%. Trong đó, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 14% cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn đã bắt đầu phát huy tác dụng.

TPHCM kiến nghị Chính phủ giải quyết khó khăn về bất động sản, thủ tục phòng cháy chữa cháy

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi kiến nghị Chính phủ tập trung giải quyết các khó khăn tồn đọng về thị trường bất động sản, về tín dụng trái phiếu, các thủ tục về phòng cháy chữa cháy.

Không điều tiết kịp thị trường bất động sản sẽ làm người giàu càng giàu hơn

PHẠM ĐÔNG |

Để điều tiết thị trường bất động sản hoạt động một cách minh bạch, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải đã đưa ra một số giải pháp về việc cần cơ chế chính sách để điều tiết lâu dài, bền vững.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Xuất hiện hố sâu 2m trên QL18 đoạn qua Bắc Ninh

Vân Trường |

Bắc Ninh - Khoảng 20h ngày 27.9, tại QL18 đoạn xã Châu Phong, thị xã Quế Võ bất ngờ xuất hiện một hố sâu khiến giao thông bị ách tắc.

Thời gian xuất hiện không khí lạnh, xua tan nắng nóng

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng cho biết, dự báo không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt trong những ngày đầu tháng 10 giảm nhanh.

Tỷ giá đồng Yên đột ngột giảm sau khi tăng chạm đỉnh

Huyền Mai |

Sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn Thủ tướng Nhật Bản, tỷ giá đồng Yên bất ngờ sụt giảm.

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt 4,03%, bất động sản cải thiện

Đức Mạnh |

Đến ngày 27.6, tăng trưởng tín dụng so với đầu năm đạt 4,03%. Trong đó, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 14% cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn đã bắt đầu phát huy tác dụng.

TPHCM kiến nghị Chính phủ giải quyết khó khăn về bất động sản, thủ tục phòng cháy chữa cháy

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi kiến nghị Chính phủ tập trung giải quyết các khó khăn tồn đọng về thị trường bất động sản, về tín dụng trái phiếu, các thủ tục về phòng cháy chữa cháy.

Không điều tiết kịp thị trường bất động sản sẽ làm người giàu càng giàu hơn

PHẠM ĐÔNG |

Để điều tiết thị trường bất động sản hoạt động một cách minh bạch, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải đã đưa ra một số giải pháp về việc cần cơ chế chính sách để điều tiết lâu dài, bền vững.