Đề xuất nới tiêu chí cho vay để "giải cứu" doanh nghiệp bất động sản

ANH HUY |

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) - đề xuất loạt giải pháp về pháp lý, nới tiêu chí cho vay và xử lý nợ để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp bất động sản.

Báo Lao Động vừa nhận được chia sẻ của ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA về những kiến nghị trình bày tại hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì vào sáng nay 17.2.

Theo HoREA, thị trường BĐS đang rất khó khăn, có thể nói năm 2022 là năm khó khăn khắc nghiệt nhất (có gần 1.200 doanh nghiệp BĐS giải thể, tăng 38,7% so với năm 2021) và năm 2023 là năm có tính quyết định sống còn đối với các doanh nghiệp BĐS.

“Nhiều doanh nghiệp BĐS thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng ‘chết trên đống tài sản’ nên đã phải quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, chuyển nhượng bớt dự án… nhưng vẫn không tìm được người mua; phải cắt giảm nhân lực, thậm chí có đơn vị giảm đến 50-70% số lao động, giảm lương từ 30-50%...”, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.

Theo ông Châu, lĩnh vực BĐS là một trong 21 ngành kinh tế cấp 1 quan trọng nhất của nền kinh tế của nước ta nên thị trường BĐS gặp khó khăn thì tác động bất lợi dây chuyền lan sang nhiều lĩnh vực kinh tế và tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

Vị này chỉ ra 2 khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay, như: Vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của doanh nghiệp BĐS. Thứ hai là khó khăn về nguồn vốn, trước hết là vốn tín dụng ngân hàng, kế đến là vốn trái phiếu doanh nghiệp, vốn từ thị trường chứng khoán và vốn huy động từ khách hàng.

Từ đó, phía HoREA đưa ra một số kiến nghị các giải pháp cụ thể:

Về giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý, HoREA đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý để Luật Đất đai và một số luật liên quan đảm bảo chất lượng.

Trong thời gian 17 tháng tới đây chờ các Luật mới có hiệu lực và trên cơ sở các Luật hiện hành, để tháo gỡ vướng mắc về pháp lý thuộc thẩm quyền của Chính phủ, HoREA đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định rất quan trọng trong tháng 02 hoặc đầu tháng 3.2023. Sau đó, các Bộ, ngành ban hành các Thông tư để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

 
Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp BĐS. Ảnh: Cao Nguyên.

Ngoài ra, HoREA đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép nới tiêu chí nhưng không phải là hạ chuẩn tín dụng để doanh nghiệp BĐS được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn, giữ nguyên nhóm nợ.

Được khoanh nợ xấu đối với một số khoản nợ “nhóm 2, nhóm 3” để có thể được vay vốn tín dụng mới đối với dự án BĐS có đầy đủ pháp lý, có tài sản bảo đảm, có tính khả thi, được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả lãi, trả nợ gốc.

Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ xem xét cho phép Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư (mới) tương tự Thông tư 14/2021/TT-NHNN nới tiêu chí nhưng không phải là hạ chuẩn tín dụng để doanh nghiệp BĐS được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn.

Trong thời hạn từ 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ, được khoanh nợ xấu đối với một số khoản nợ “nhóm 2, nhóm 3” để được vay vốn tín dụng mới đối với dự án BĐS có đầy đủ pháp lý, có tài sản bảo đảm, có tính khả thi, được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng trả lãi, trả nợ gốc.

“Ngân hàng Nhà nước xem xét bãi bỏ điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN, không cấm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành, để phù hợp với Nghị định số 65/2022/NĐ-CP”, ông Châu đề nghị.

Cuối cùng, HoREA đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm chấp thuận đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng ưu đãi 110.000 tỉ đồng để tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định để cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp và chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp bất động sản tái cơ cấu, hàng loạt nhân sự bị cắt giảm

Gia Miêu |

Cạn kiệt nguồn lực tài chính, nhiều công ty bất động sản đang phải tái cơ cấu và điều này đồng nghĩa với việc đang diễn ra làn sóng cắt giảm nhân sự khá lớn trong lĩnh vực này.

Lối ra cho doanh nghiệp bất động sản đang nặng nợ trái phiếu

Quang Dân |

Bên cạnh nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, việc ổn định, minh bạch từ trái phiếu sẽ là kênh huy động vốn được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Do vậy, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65 với nhiều quy định mới được kỳ vọng sẽ vực dậy thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh thị trường này đang gặp nhiều khó khăn.

Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp bất động sản loay hoay vượt khó

Quỳnh Luyến |

Một viễn cảnh với nhiều khó khăn đang được dự báo sẽ đến với thị trường bất động sản trong năm 2023. “Doanh nghiệp làm gì để đứng vững trong bối cảnh đó?” đang là câu hỏi khiến không ít chủ đầu tư, nhà phát triển BĐS phải đau đầu tìm giải pháp.

Không được kiểm toán, cổ phiếu ITA bị đình chỉ giao dịch

Gia Miêu |

Cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26.9.2024.

Tái thiết khu dân cư Nậm Tông sau vụ sạt lở vùi lấp nhà dân

Đinh Đại |

Ngày 22.9, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư thôn Nậm Tông sau vụ sạt lở kinh hoàng.

Thanh Hóa sơ tán hàng chục hộ dân khỏi nơi nguy hiểm

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lũ diễn ra phức tạp, hàng chục hộ dân tại huyện biên giới Mường Lát đã được sơ tán khẩn cấp khỏi nơi nguy hiểm.

Bánh mì Sài Gòn ngon tới mức khách Tây muốn ăn 7 chiếc liền

Đan Thanh |

TPHCM - Bánh mì Bảy Hổ mở bán hơn 90 năm qua được thực khách địa phương và quốc tế yêu thích nhờ hương vị và giá cả phải chăng.

Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được hỗ trợ?

NHÓM PV |

Người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ sẽ được hưởng những khoản hỗ trợ nào từ Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?

Doanh nghiệp bất động sản tái cơ cấu, hàng loạt nhân sự bị cắt giảm

Gia Miêu |

Cạn kiệt nguồn lực tài chính, nhiều công ty bất động sản đang phải tái cơ cấu và điều này đồng nghĩa với việc đang diễn ra làn sóng cắt giảm nhân sự khá lớn trong lĩnh vực này.

Lối ra cho doanh nghiệp bất động sản đang nặng nợ trái phiếu

Quang Dân |

Bên cạnh nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, việc ổn định, minh bạch từ trái phiếu sẽ là kênh huy động vốn được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Do vậy, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65 với nhiều quy định mới được kỳ vọng sẽ vực dậy thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh thị trường này đang gặp nhiều khó khăn.

Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp bất động sản loay hoay vượt khó

Quỳnh Luyến |

Một viễn cảnh với nhiều khó khăn đang được dự báo sẽ đến với thị trường bất động sản trong năm 2023. “Doanh nghiệp làm gì để đứng vững trong bối cảnh đó?” đang là câu hỏi khiến không ít chủ đầu tư, nhà phát triển BĐS phải đau đầu tìm giải pháp.