Bình Thuận đẩy mạnh đầu tư hạ tầng
Theo công bố chính thức của UBND tỉnh Bình Thuận, sân bay Phan Thiết có tổng vốn đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2020 khoảng hơn 10 nghìn tỉ đồng và giai đoạn đến năm 2030 khoảng hơn 330 tỉ đồng. Với quy mô được nâng lên cấp 4E, sân bay Phan Thiết có thể tiếp nhận các loại máy bay dân dụng cỡ lớn. Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, du khách từ TPHCM, Nha Trang, Đà Nẵng… đến Phan Thiết chỉ mất khoảng 30 phút. Còn đối với du khách các tỉnh thành phía Bắc như Hà Hội, Hải Phòng… vào tới “thủ đô resort” cũng chỉ mất không quá 1,5 giờ bay.
Bên cạnh đó, thông tin từ Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Thuận cho hay, 2 dự án cao tốc Nha Trang-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây nằm trong dự án cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận đã giải phóng mặt bằng được gần 50%. Trong năm nay, tỉnh sẽ gấp rút đền bù để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư, dự kiến trong quý IV năm 2020 sẽ khởi công dự án. Dự án không chỉ tháo gỡ vướng mắc về giao thông đối ngoại, mà còn tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế xã hội và câu chuyện du lịch bứt phá sẽ trong tương lai gần.
Cuộc đổ bộ của các dự án tỉ đô
Có thể nói, Bình Thuận vốn có nhiều thế mạnh về du lịch và bất động sản biển và tiềm năng về du lịch biển vừa được đánh thức song hành với cuộc kích hoạt đầu tư hạ tầng.
Mũi Né - Phan Thiết được bình chọn đứng thứ 2 trong top những bãi biển đẹp nhất Đông Nam Á (theo trang Canadian Traveller), top 10 bãi biển ấn tượng của châu Á - Thái Bình Dương (theo Skyscanner) và là một trong 6 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam (tạp chí du lịch Rough Guides).
Về công suất cho thuê phòng của các khách sạn 4-5 sao tại khu vực Phan Thiết đạt gần 65%, tương đương với Hạ Long, Phú Quốc và cao hơn so với Nha Trang, Đà Nẵng do chưa chịu nhiều áp lực về nguồn cung.
Những điều này giúp Bình Thuận đang trở thành điểm sáng trong việc thu hút các doanh nghiệp bất động sản đến đầu tư. Thời gian gần đây, Bình Thuận đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều nhà đầu tư tên tuổi đến từ TP.HCM, Hà Nội và không chỉ ở Mũi Né, phạm vi đầu tư còn lan rộng ở nhiều khu vực khác của địa phương này. Một điểm nhấn mới là khu vực lân cận Hồ Tràm, cụ thể là tại Hàm Tân, Bình Thuận.
Có thể kể tên một loạt dự án như: dự án Mũi Né Summerland Resort có quy mô 31,5 ha của Hưng Lộc Phát Corp, Thanh Long Bay quy mô 120 ha của Tập đoàn Nam Group hay NovaWorld của Nova Land. Và đặc biệt, dự án Venezia Beach Village, do Chủ đầu tư Danh Việt và nhà phát triển dự án Hưng Vượng Developer triển khai.
“Chủ đầu tư Danh Việt và nhà phát triển Hưng Vượng Developer muốn mang đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng một dự án cao cấp, có khả năng sinh lời cao. Do vậy, chúng tôi đang đi đến những bước cuối cùng trong việc đàm phán với một nhà quản lý khách sạn 5 sao hàng đầu thế giới để thực hiện quản lý và vận hành cho Venezia Beach Village. Dự kiến dự án sẽ triển khai ngay trong quý IV năm 2020 và hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều hoạt động sôi động tại khu vực này”, ông Nguyễn Lê Trí, Giám đốc dự án Venezia Beach Village nói với phóng viên.
Cũng theo ông Trí, Venezia Beach Village tọa lạc tại xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Đây là một vị trí vô cùng đắc địa khi chỉ cách trung tâm TP.HCM chỉ 130 km, cách sân bay quốc tế Long Thành 80 km, cách khu du lịch Hồ Tràm 30 km và cách khu du lịch suối nước nóng Bình Châu chỉ 3 Km. Đây được đánh giá là vị trí vàng, vừa nhanh chóng liên kết với các khu nghỉ dưỡng cao cấp biển khá lý tưởng gần thành phố, vừa sở hữu không gian sống rộng rãi, thoải mái.
Theo thông tin chúng tôi có được, Venezia Beach Village có quy mô 73ha, gồm khu khách sạn 5 sao, 789 biệt thự, khu căn hộ khách sạn, khu tổ chức sự kiện và hội thảo quốc tế, câu lạc bộ thuỷ thủ, nhà thuyền, trạm bảo hành du thuyền, cây xanh, cảnh quan, hồ sinh thái.