Đà Nẵng:

Gần 7.000 hộ dân được gỡ nợ tiền tỉ đất tái định cư

Thuỳ Trang |

Giữa tháng 12.2019, cùng với việc Nghị định 79 của Chính phủ sửa đổi việc ghi nợ tiền sử dụng đất của có hiệu lực, chính quyền Đà Nẵng cũng đã linh động để tháo gỡ khó khăn cho gần 7.000 hộ dân nợ tiền đất tái định cư quá hạn.

Thêm một năm trả nợ quá hạn

Từ đầu 2019, UBND TP.Đà Nẵng ban hành quyết định mới về sửa đổi, bổ sung quy định một số điều của quy định giá các loại đất năm 2019 đã khiến hàng nghìn hộ dân nợ tiền sử dụng đất trong diện giải toả tái định cư của thành phố phải gánh số tiền nợ lên đến hàng tỉ đồng. Nguyên nhân là người dân để nợ quá hạn, số nợ sẽ được tính lại theo bảng giá mới nên tăng cao gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, đến tháng 10.2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP - quy định về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực từ ngày 10.12.2019 đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho cả người dân lẫn chính quyền.

Theo Nghị định mới, những hộ dân đã được ghi nợ tiền sử dụng đất trước ngày 1.3.2016 thì tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận cho đến hết ngày 28.2.2021. Kể từ ngày 1.3.2021 trở về sau, họ phải thanh toán số tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.

Đối với hộ gia đình, cá nhân đã được ghi nợ tiền sử dụng đất từ ngày 1.3.2016 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo số tiền ghi trên giấy chứng nhận đã được xác định theo đúng quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP trong thời hạn 5 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất. Quá thời hạn 5 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, với quy định này, người dân nợ tiền đất tái định cư tại Đà Nẵng đã có thêm ít nhất một năm để trả số nợ tiền đất tại thời điểm ghi nợ, thay vì trả tiền tỉ theo bảng giá đất mới.

Tuy nhiên, thực tế tại Đà Nẵng, nhiều trường hợp dân nợ tiền đất, còn nhà nước nợ sổ đỏ, thậm chí nợ đất tái định cư... nhưng Nghị định không quy định chi tiết. Chị Nguyễn Hạnh - một hộ dân nợ tiền đất quá hạn tại phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà - cho biết: “Từ ngày giải toả cho đến khi nhận đất, xây dựng nhà ở, gia đình chúng tôi chỉ có biên bản bàn giao mặt bằng, còn lại là giấy xác nhận nợ chứ không hề có tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng nào cả”.

Chính quyền Đà Nẵng nhận sai, gỡ nợ cho dân

Giải đáp về thắc mắc này của người dân, tại kỳ họp HĐND Đà Nẵng vừa qua, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND Đà Nẵng - thừa nhận: “Lỗi là của chính quyền. Trước đây, chúng ta giải toả tái định cư nhưng chỉ có biên bản bàn giao đất chứ không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân là sai. Trong khi đó, nhiều trường hợp chúng ta nợ đất của dân. Vì vậy, UBND đã họp lại 5 lần 7 lượt về vấn đề này. Những vấn đề chúng ta trình lên Trung ương mà không giải quyết được, chúng ta phải tự tháo gỡ những thực tiễn đặt ra”.

Cụ thể, ông Trần Chí Cường - Trưởng ban Ngân sách-Kinh tế Đà Nẵng - lý giải, quy định của Chính phủ là số nợ phải được ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng Đà Nẵng không cấp giấy đó mà xác nhận nợ bằng hợp đồng, biên bản. “Tuy nhiên với tình hình thực tế hiện nay, Đà Nẵng thống nhất rằng những giấy tờ trên cũng là căn cứ. Về mặt pháp lý, đó là sự xác nhận nợ giữa cơ quan nhà nước có chức năng và người dân. Hình thức ghi không theo quy định nhưng vì quyền lợi người dân, thành phố phải tháo gỡ. Như vậy, việc trả nợ của người dân sẽ được thực hiện từ đó cho đến ngày 1.3.2021”.

Ông Cường cũng nhìn nhận, điều này sẽ tháo gỡ cho người dân rất nhiều bởi thời gian qua, biến động về giá đất tại Đà Nẵng lớn, được điều chỉnh nhiều lần, áp theo giá mới thì rất khó cho người dân. Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Đà Nẵng, tính đến ngày 31.1.2019, tổng số hộ nợ tiền đất trên toàn thành phố là là 7.189 hộ. Trong đó, số hộ nợ đất tái định cư là 6.958 hộ với tổng số tiền 866,562 tỉ đồng.

Giới hạn đối tượng được ghi nợ

Cũng theo Nghị định mới của Chính phủ, đối tượng được ghi nợ trong thời gian tới sẽ bị hạn chế lại. Cụ thể, chỉ hộ gia đình, cá nhân bao gồm người có công với cách mạng, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mới được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Gia Lai: Bớt xén, trục lợi từ các dự án tái định cư cho người nghèo

ĐÌNH VĂN |

Nhiều công trình của Dự án định canh, định cư cho người nghèo đã bị nhiều xã tại huyện Chư Pưh (Gia Lai) làm thiếu khối lượng để ăn bớt tiền chênh lệch.

Làng di dời về khu tái định cư mới, hàng chục trẻ mầm non thiếu trường học

Thanh Chung |

Sau khi làng di dời về khu tái định cư mới, hàng chục trẻ mầm non ở vùng cao Quảng Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu trường học.

Gần 4.000 căn hộ tái định cư vẫn đang bỏ không

Gia Miêu |

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện địa phương này đang thừa hơn 4.000 căn hộ tái định cư tại quận 2, trong khu nhà tái định cư đã hoàn thành từ trước năm 2015 tới nay.

U20 Syria ăn mừng phấn khích sau trận thắng U20 Việt Nam

HOÀNG HUÊ |

Các cầu thủ U20 Syria ăn mừng phấn khích sau trận thắng 1-0 trước U20 Việt Nam ở lượt trận cuối bảng A vòng loại U20 châu Á 2025 tối 29.9.

Cập nhật giá vàng sáng 30.9: Vàng nhẫn giữ đỉnh

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 30.9: Giá vàng nhẫn tròn vẫn neo trên ngưỡng kỷ lục, vàng miếng SJC tiếp tục đi ngang.

Ca sĩ và cách giữ hào quang

NGỌC DỦ |

Với những ca sĩ có giọng hát nhưng để được khán giả chú ý, họ thường chọn các gameshow, cuộc thi âm nhạc thử sức nhằm đạt một danh hiệu (quán quân, á quân).

Tràn lan tiếp thị nói quá về sản phẩm chăm sóc da

NGUYỄN LY |

TPHCM - Với các sản phẩm chăm sóc da, nếu người bán không hiểu rõ nguồn gốc, công dụng trước khi tiếp thị, thì người chịu thiệt là khách hàng.

Nhiều ngành tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm gần 100%

Phương Anh |

Dù thị trường lao động có nhiều khó khăn, nhưng báo cáo tại nhiều trường đại học cho thấy, không ít ngành học 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Gia Lai: Bớt xén, trục lợi từ các dự án tái định cư cho người nghèo

ĐÌNH VĂN |

Nhiều công trình của Dự án định canh, định cư cho người nghèo đã bị nhiều xã tại huyện Chư Pưh (Gia Lai) làm thiếu khối lượng để ăn bớt tiền chênh lệch.

Làng di dời về khu tái định cư mới, hàng chục trẻ mầm non thiếu trường học

Thanh Chung |

Sau khi làng di dời về khu tái định cư mới, hàng chục trẻ mầm non ở vùng cao Quảng Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu trường học.

Gần 4.000 căn hộ tái định cư vẫn đang bỏ không

Gia Miêu |

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện địa phương này đang thừa hơn 4.000 căn hộ tái định cư tại quận 2, trong khu nhà tái định cư đã hoàn thành từ trước năm 2015 tới nay.