Hà Nội: Diện mạo mới của con đường gốm sứ sẽ như thế nào?

Nguyễn Hà |

Hà Nội thống nhất về chủ trương triển khai Con đường gốm sứ Hà Nội đoạn từ cửa khẩu An Dương đến Cầu Nhật Tân, theo hướng tuyến từ An Dương đến cầu Nhật Tân.

Ngày 22.7, UBND thành phố Hà Nội cho biết, sau khi chủ trì cuộc họp về thiết kế Con đường gốm sứ Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố đã thống nhất về chủ trương triển khai Con đường gốm sứ Hà Nội đoạn từ cửa khẩu An Dương đến Cầu Nhật Tân, theo hướng tuyến từ An Dương đến cầu Nhật Tân; việc thực hiện phải được nghiên cứu bài bản, khoa học.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan mời các nhà điêu khắc, hội họa, kiến trúc sư,... thành lập Hội đồng nghiên cứu đề xuất ý tưởng, chất liệu, lên phương án tổng thể về Con đường gốm sứ Hà Nội theo chiều dài lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

Đối với các đoạn cũ đã thực hiện của Con đường gốm sứ Hà Nội, giao Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch duy tu và tiếp nhận, lưu trữ hồ sơ.

Trước đó, thành phố Hà Nội đã phê duyệt bổ sung vào giai đoạn 2 của Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên nằm trên địa bàn 2 quận Ba Đình và Tây Hồ. Mục tiêu của dự án sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại khu vực này. Nhằm phục vụ dự án, con đường gốm sứ bị phá hơn 300m.

Chiều 9.6, tại Hội nghị giao ban báo chí thành uỷ Hà Nội, ông Phạm Thanh Học - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội cho biết, liên quan đến việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ đây là việc không mong muốn nhưng cần phải làm để giảm áp lực giao thông.

Ông Học khẳng định, thành phố đã có chủ trương sau khi hoàn thành xây dựng xong tường chắn, sẽ tiếp tục có kế hoạch gắn tranh gốm sứ lên mặt tường bêtông cốt thép mới (chiều dài tường bêtông cốt thép là rất lớn) và vẫn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển con đường gồm sứ ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là một biểu tượng và là nét đẹp văn hóa độc đáo của Thủ đô Hà Nội.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng", sẽ được phục hồi

Nguyễn Hà |

Việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng" và sẽ được phục hồi trên nền bêtông cốt thép mới.

Con đường gốm sứ bị phá dỡ: Dù tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ

M.Hương |

Hà Nội đang tiến hành phá dỡ hơn 600 m chiều dài tranh gốm đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu bị phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân. Sự kiện này khiến nhiều bạn đọc tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ vì giúp giảm ùn tắc giao thông.

Con đường gốm sứ và các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long giờ ra sao?

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

10 năm kể từ ngày mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long (2010), nhiều công trình "khủng" được xây dựng khi đó đến nay đã xuống cấp, đìu hiu và đang phải chờ nâng cấp.

Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại V.League

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại vòng 2 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 19h15 hôm nay (22.9).

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng", sẽ được phục hồi

Nguyễn Hà |

Việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng" và sẽ được phục hồi trên nền bêtông cốt thép mới.

Con đường gốm sứ bị phá dỡ: Dù tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ

M.Hương |

Hà Nội đang tiến hành phá dỡ hơn 600 m chiều dài tranh gốm đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu bị phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân. Sự kiện này khiến nhiều bạn đọc tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ vì giúp giảm ùn tắc giao thông.

Con đường gốm sứ và các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long giờ ra sao?

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

10 năm kể từ ngày mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long (2010), nhiều công trình "khủng" được xây dựng khi đó đến nay đã xuống cấp, đìu hiu và đang phải chờ nâng cấp.