Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp năm 2022

Kim Nhung (T/H) |

Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là diện tích tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật đất đai.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 Luật đất đai năm 2013, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối đối với khu vực, đối với hộ gia đình, cá nhân gồm đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

Ảnh: LĐO
Người dân cần đảm bảo về hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp không vượt quá hạn mức mà Nhà nước quy định. Ảnh: LĐO

Cũng theo Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với từng loại đất là khác nhau, cụ thể:

Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối

- Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

Đất trồng cây lâu năm

- Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.

- Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Đất rừng sản xuất là rừng trồng

- Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.

- Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Kim Nhung (T/H)
TIN LIÊN QUAN

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người

Nhóm PV |

Bà Hồ Thị Minh – Đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề "Thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư" như Báo Lao Động phản ánh, là một hệ lụy rất lớn khi đất nông nghiệp được biến thành đất thổ cư và chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất trồng lúa thành khu đô thị

Nhóm PV |

Quá trình tìm hiểu về thực trạng thâu tóm đất nông nghiệp rồi chạy vạy lên đời đất thổ cư như đã được phản ánh trong các tuyến bài trước của Lao Động, chúng tôi nhận thấy có nhiều diện tích đất trồng lúa, đất ven biển đang được biến thành đất thổ cư để triển khai các dự án bất động sản mang tính thương mại.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất caosu thành dự án thương mại

NHÓM PV |

Ngoài thâu tóm đất nông nghiệp và chạy vạy lên đất thổ cư như Lao Động đã được phản ánh trong các bài báo trước, hiện có nhiều diện tích đất trồng cây caosu cũng được chuyển đổi sang đất thổ cư để làm dự án khu đô thị thương mại. Tuy nhiên, do đa phần người mua là để đầu cơ, không có nhu cầu để ở nên nhiều khu đô thị sau nhiều năm vẫn để hoang, gây lãng phí nguồn đất đai.

57 người dân Làng Nủ an toàn, còn 33 nạn nhân mất tích

Đinh Đại |

Lào Cai - Đến 16h chiều 14.9, lực lượng chức năng ghi nhận 57 người an toàn; còn 33 nạn nhân mất tích trong vụ lũ quét tàn khốc ở Làng Nủ.

Người dân TPHCM thích thú khi tận mắt thấy hàng trăm siêu xe

Anh Tú - Thanh Vũ |

TPHCM - Ngày 14.9, Hành trình Gumball 3000 đã diễn ra ở đường Lê Lợi, Quận 1 thu hút hàng ngàn người đến chiêm ngưỡng 120 siêu xe từ nhiều nước trên thế giới.

Ngôi làng quanh năm tô vẽ, tạo tiếng trống dịp Tết Trung thu

Thanh Bình - Khánh Linh |

Làng nghề ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) là nơi khai sinh của nhiều món đồ chơi Trung thu cổ truyền.

Làm từ thiện không trung thực là vi phạm đạo đức, pháp luật

NHÓM PV |

PGS.TS Phạm Ngọc Trung đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện về tình người và vấn đề làm từ thiện sau cơn bão số 3.

Chưa đóng cửa mỏ vàng cũ, đã giao đất để làm mỏ vàng mới

HƯNG THƠ |

Công ty trây ỳ trả lại đất ở mỏ vàng A Pey A được tỉnh Quảng Trị cho thuê đất để thực hiện dự án mỏ vàng A Vao.