Hút cát biển và cát lòng sông đắp nền cao tốc sẽ để lại nhiều hậu quả?

CAO NGUYÊN |

Trong bối cảnh khan hiếm vật liệu để đắp nền cao tốc thì khai thác cát biển là một giải pháp. Tuy nhiên, ông Tống Văn Nga - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng - cho rằng, nếu hút cát lòng sông, lấy đất đắp nền cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ để lại nhiều hậu quả.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn thiếu vật liệu san nền cho các dự án hạ tầng giao thông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn II (2021-2025), Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình hạ tầng giao thông”.

Khai thác cát biển, sử dụng tro xỉ nhiệt điện, làm cầu cạn ở những khu vực phù hợp là 3 giải pháp giải quyết tình trạng khan hiếm vật liệu đắp nền cao tốc được các chuyên gia, nhà quản lý và nhà thầu thi công cao tốc đưa ra tại hội thảo.

Ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, các công trình hạ tầng giao thông nói chung và công trình đường bộ cao tốc nói riêng thường được cấu tạo với các lớp vật liệu nền, móng, mặt đường.

Trừ đoạn tuyến đi qua vùng địa hình đồi núi, trung du có cấu tạo nền đường dạng đào, đắp hỗn hợp có thể tận dụng vật liệu lân cận, còn lại đoạn tuyến đường đi qua vùng đồng bằng thường gặp nền đất yếu, đòi hỏi phải có giải pháp xử lý nền, thay đất, tôn cao độ nền, dẫn đến khối lượng vật liệu đất (cát) cần sử dụng là rất lớn.

Đơn cử như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, giai đoạn 2022-2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án xây dựng đường bộ cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m3 cát đắp nền.

Với giải pháp sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác trong khu vực (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long…) sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu, nguồn tài nguyên cát thiên nhiên sẽ sớm cạn kiệt.

Điều này còn gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở bờ sông, thu hẹp đất liền, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, tác động xấu đến môi trường, đời sống an sinh xã hội…

Thứ trưởng Sinh cho biết, hiện nhiều tổ chức, cá nhân, nhà khoa học đang nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu thay thế cát sông trong công trình hạ tầng giao thông như: cát biển, tro xỉ nhiệt điện; hay nghiên cứu sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép thay thế một phần đường đắp để tận dụng được khả năng cung cấp với khối lượng lớn xi măng, sắt thép trong nước.

Tuy nhiên, cũng cần phải có đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái cẩn trọng nếu khai thác cát biển quy mô lớn; cùng đó là có nghiên cứu cụ thể để khẳng định tính hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và môi trường đối với phương án sử dụng cầu cạn.

Trong khi đó, ông Tống Văn Nga - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng - cho rằng, nếu tiếp tục giải pháp hút cát lòng sông, lấy đất đắp nền cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ để lại nhiều hậu quả.

Thứ nhất, có nguy cơ hạ thấp lòng sông làm giảm lượng phù sa của đồng bằng, ảnh hưởng tới vựa lúa của cả nước.

Thứ hai, việc đắp nền cao tốc cao sẽ cản trở thoát lũ của đồng bằng.

Thứ ba, nếu chỉ thực hiện giải pháp đắp nền cao tốc bằng cát sông sẽ làm cho tình trạng khan hiếm vật liệu trong vùng nghiêm trọng hơn.

Thứ tư, nếu tiếp tục theo lối mòn hút cát sông đắp nền cao tốc sẽ ảnh hưởng tới tiến độ các dự án cao tốc, quốc lộ.

Ông Nga nói, cần học kinh nghiệm của thế giới trong phát triển cao tốc, đó là xây dựng cầu cạn cao tốc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung. Về điều kiện kỹ thuật hiện nay, Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ xây dựng cầu cạn cao tốc.

Vị này bày tỏ lo ngại với giải pháp lấy cát biển đắp nền cao tốc vì trái với quy luật tự nhiên. “Thế giới họ còn mua cát về để tôn tạo các đảo, mở rộng bờ cõi thì chúng ta lại hút cát biển làm cao tốc để tạo xói mòn. Nếu cứ làm kiểu này sẽ làm xói mòn nghiêm trọng bán đảo Cà Mau”, ông Nga nói thêm.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Vướng giải phóng mặt bằng, tuyến đường 1.500 tỉ đồng nối cao tốc thi công dang dở

HÀ ANH CHIẾN |

Dự án Hương lộ 2 đi qua TP Biên Hoà có tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng là công trình giao thông trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, đã được khởi công từ cuối năm 2020, nhưng đến nay sau gần 3 năm vẫn thi công dang dở do vướng giải phóng mặt bằng (GPMB).

Người dân lo lắng vì đơn vị thi công cao tốc Bắc Nam gây nứt nhà

QUANG ĐẠI |

Nhiều hộ dân tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu (Nghệ An) lo lắng, bức xúc vì đơn vị thi công dự án cao tốc Bắc Nam qua địa bàn gây nứt, sụt lún, hư hỏng nhà cửa nhưng chậm trễ trong việc khắc phục hậu quả.

Thiếu cát, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang chậm tiến độ khoảng 3 tháng

Tạ Quang |

Cần Thơ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cần phải rà soát cơ chế, thành lập Tổ công tác với sự tham gia của Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với các địa phương để giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai dự án.

Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 8 có nhiều luật quan trọng

Tạ Quang |

Hậu Giang - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin tới cử tri, Kỳ họp thứ 8 có nhiều luật quan trọng, liên quan đến các địa phương, doanh nghiệp, người dân.

Công nhân gặp khó khăn trăm bề vì bị nợ lương 3 tháng liền

ĐÌNH TRỌNG - NHƯ QUỲNH |

Bình Dương - Cả trăm công nhân Công ty Hoàng Sinh ngừng việc, yêu cầu công ty trả lương. Đây là ngày ngừng việc thứ 3 của đợt ngừng việc thứ 2.

Nghịch cảnh của phim Việt dự Oscar

Bình An |

Xưa nay, mỗi bộ phim Việt gửi dự vòng sơ tuyển Oscar ở hạng mục "Phim quốc tế hay nhất" luôn gây tranh cãi.

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

Vướng giải phóng mặt bằng, tuyến đường 1.500 tỉ đồng nối cao tốc thi công dang dở

HÀ ANH CHIẾN |

Dự án Hương lộ 2 đi qua TP Biên Hoà có tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng là công trình giao thông trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, đã được khởi công từ cuối năm 2020, nhưng đến nay sau gần 3 năm vẫn thi công dang dở do vướng giải phóng mặt bằng (GPMB).

Người dân lo lắng vì đơn vị thi công cao tốc Bắc Nam gây nứt nhà

QUANG ĐẠI |

Nhiều hộ dân tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu (Nghệ An) lo lắng, bức xúc vì đơn vị thi công dự án cao tốc Bắc Nam qua địa bàn gây nứt, sụt lún, hư hỏng nhà cửa nhưng chậm trễ trong việc khắc phục hậu quả.

Thiếu cát, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang chậm tiến độ khoảng 3 tháng

Tạ Quang |

Cần Thơ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cần phải rà soát cơ chế, thành lập Tổ công tác với sự tham gia của Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với các địa phương để giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai dự án.