Loay hoay xử lý công trình trái phép “vô chủ” trên đất nông nghiệp

ANH HUY |

Hà Nội - Dù công trình được xây dựng kiểu “nhảy dù” trên đất nông nghiệp, đất thủy lợi, đã được xác định rõ là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai song chính quyền địa phương vẫn loay hoay trong khâu xử lý, cưỡng chế.

Phản ánh tới Báo Lao Động, nhiều người dân trên đường Hoàng Tăng Bí (quận Bắc Từ Liêm) cho biết, tình trạng xây dựng lấn chiếm trên đất nông nghiệp, đất thủy lợi đã xuất hiện từ lâu gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Nhiều nhà xưởng, công trình… từng bước được xây dựng kiên cố từ năm 2014 và giữ nguyên như hiện trạng cho đến nay.

Gần đây, xuất hiện những công trình mới được “nhảy dù” nhưng UBND phường Đông Ngạc vẫn “chần chừ” trong việc xử lý vi phạm.

Thậm chí, phường đã phát hiện công trình vi phạm trên từ lâu và đã 3 lần dán thông báo tìm chủ đầu tư vi phạm và 1 lần thông báo để cưỡng chế nhưng đến nay vẫn chưa xử lý được.

Trong các ngày 1.6, 7.6, 11.8, 18.8.2023, UBND phường Đông Ngạc đã ra các văn bản tìm chủ đầu tư công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai (không có người vi phạm ký, được ghi trong biên bản là “không xác định được tổ chức/cá nhân vi phạm hành chính”) và yêu cầu chủ đầu tư tự tháo dỡ công trình vi phạm lấn chiếm đất đai trước ngày 26.6.2023. Sau đó, phường gia hạn yêu cầu chủ đầu tư tự tháo dỡ công trình vi phạm trước ngày 23.8.2023.

Tuy nhiên, theo những người dân ở đây, sau mỗi lần UBND phường dán thông báo vào cửa sắt công trình được cho là “vô chủ” này lại có người đến xé đi và sau đó công trình vẫn ngang nhiên tồn tại.

Theo ghi nhận của phóng viên, công trình vi phạm được xây dựng kiên cố bằng khung sắt, lợp mái tôn rất chắc chắn.

Biên bản vi phạm hành chính do UBND phường Đông Ngạc lập ngày 11.8.2023 nêu rõ công trình vi phạm tại một phần đất số 09 và một phần thửa đất số 08 thuộc tờ bản đồ số 302-B-I đo năm 1994 trên đường Hoàng Tăng Bí (thuộc phường Đông Ngạc). Công trình có diện tích 50,4 m2, cao khoảng 3,2 m và được phát hiện vi phạm từ tháng 6.2023.

Trước phản ánh quyết liệt của người dân, ngày 22.8.2023, UBND phường Đông Ngạc đã ra thông báo số 966/TB-UBND về việc tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm đất đai.

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau, ngày 24.8.2023, lại chính ông Nguyễn Văn Cường - Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc ký thông báo 977/TB-UBND về việc hoãn tổ chức cưỡng chế với lý do: UBND phường Đông Ngạc nhận được giấy mời 457-GM/QU của Quận ủy Bắc Từ Liêm và lãnh đạo phường phải tham dự. Thông báo 977 của phường có nội dung: “Việc cưỡng chế sẽ được tổ chức sau…”.

Về vấn đề này, trao đổi với PV Lao Động, bà Phạm Thị Diễm Hằng - Phó Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) - cho biết, để tháo dỡ/cưỡng chế một công trình vi phạm liên quan đến nhiều vấn đề.

Thẩm quyền của phường cũng phải báo cáo, làm đúng các quy trình nên mất khá nhiều thời gian. Quan điểm của bà Hằng là phải xử lý dứt điểm công trình vi phạm.

“Đối với công trình như đã phản ánh nêu trên phía phường đã hoàn thiện hồ sơ đầy đủ và hứa sẽ xử lý xong trước ngày 20.10.2023”, bà Hằng khẳng định.

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; xử lý việc lấn, chiếm và xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất rừng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Trong đó nêu rõ, UBND các quận, huyện, thị xã cần chỉ đạo chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn kiên quyết, kịp thời xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền, đúng quy định ngay từ khi các vi phạm xảy ra, lập hồ sơ trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền, báo cáo UBND cấp quận, huyện xử lý theo quy định.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi

Tuyết Lan |

Đất nông nghiệp là nhóm đất được sử dụng phổ biến tại Việt Nam phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng... Nhiều người dân muốn chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi nhưng chưa nắm được thủ tục.

Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp nào không được nhận bồi thường?

Tuyết Lan |

Người dân đang sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt, chăn nuôi... khi bị Nhà nước tiến hành thu hồi đều quan tâm đến vấn đề đền bù. Nhiều người cho rằng, cứ bị thu hồi đất là sẽ được nhận bồi thường. Tuy nhiên thực tế, không phải tất cả các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp đều sẽ nhận được khoản đền bù từ Nhà nước.

Điều kiện chuyển đất nông nghiệp xen kẹt thành đất ở

Tuyết Lan |

Đất xen kẹt được hiểu là đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư hầu hết là đất thổ cư, và hiện vẫn đang được người dân canh tác, trồng cây, chăn nuôi tùy địa phương.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Thân thế điệp viên khiến thủ lĩnh Hezbollah bị hạ sát

Thanh Hà |

Cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng dựa trên thông tin tình báo từ một điệp viên Iran.

Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi

Tuyết Lan |

Đất nông nghiệp là nhóm đất được sử dụng phổ biến tại Việt Nam phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng... Nhiều người dân muốn chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi nhưng chưa nắm được thủ tục.

Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp nào không được nhận bồi thường?

Tuyết Lan |

Người dân đang sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt, chăn nuôi... khi bị Nhà nước tiến hành thu hồi đều quan tâm đến vấn đề đền bù. Nhiều người cho rằng, cứ bị thu hồi đất là sẽ được nhận bồi thường. Tuy nhiên thực tế, không phải tất cả các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp đều sẽ nhận được khoản đền bù từ Nhà nước.

Điều kiện chuyển đất nông nghiệp xen kẹt thành đất ở

Tuyết Lan |

Đất xen kẹt được hiểu là đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư hầu hết là đất thổ cư, và hiện vẫn đang được người dân canh tác, trồng cây, chăn nuôi tùy địa phương.