Mất 4 năm để làm thủ tục pháp lý, doanh nghiệp nản lòng làm nhà ở xã hội

Gia Miêu |

Vẫn rất muốn triển khai các dự án nhà ở xã hội, tuy nhiên thời gian hoàn thành thủ tục pháp lý quá lâu, có dự án chờ đến 4 năm mới hoàn tất, đã khiến doanh nghiệp nản lòng.

Thị trường bất động sản trong thời gian gần đây thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội. Nhiều doanh nghiệp dù muốn thực hiện triển khai các dự án nhà xã hội ở địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… nhưng để tiếp cận thì không đơn giản. Doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội đa phần không hiệu quả, việc quyết toán nhà ở xã hội rất khó khăn. Tương tự với các dự án nhà ở thương mại, khi thực hiện thủ tục pháp lý, không thể bỏ đi bất cứ mắt xích nào. Vấn đề là thời gian giải quyết mắt xích là bao lâu.

Đơn cử như dự án Nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên tại huyện Bình Chánh của Công ty Lê Thành có diện tích khu đất 22.196,6m2 dự kiến xây dựng 2.000 căn hộ nhà ở xã hội. Hiện nay, theo đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 khu trung tâm và dân cư khu vực phía Tây Thành phố thì vị trí khu đất giai đoạn 2 thuộc quy hoạch đất thương mại dịch vụ. Công ty Lê Thành cho biết đang liên hệ Sở Quy hoạch và Kiến trúc để hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch cục bộ đồ án quy hoạch nêu trên.

Tuy nhiên, đối với dự án này hiện nay không có cơ quan nào trình Ủy ban nhân dân TPHCM cho công ty điều chỉnh quy hoạch cục bộ bởi vì Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời theo Luật Đầu tư mới thì chỉ khi dự án phù hợp quy hoạch mới trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận đầu tư. Còn đối với Sở Quy hoạch Kiến trúc và Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh thì trả lời chưa trình điều chỉnh quy hoạch cục bộ được khi chưa có văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân thành phố, nhưng do Ủy ban nhân dân thành phố chưa có ý kiến chỉ đạo thì Sở Quy hoạch Kiến trúc và Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh chưa có cơ sở trình điều chỉnh quy hoạch cục bộ.  Do các “vướng mắc” về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng nên cho đến nay, dự án Lê Thành Tân Kiên không có cơ quan nào trình Ủy ban nhân dân thành phố nên dự án nằm tại chỗ, không thể hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng.

Có thể nói, với các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản thì câu chuyện thời gian thực hiện thủ tục pháp lý luôn là nỗi sợ, thậm chí cả dự án nhà ở xã hội. Ông Nguyễn Văn Hậu, CEO Asian Holding cho biết, thời gian hoàn thiện pháp lý cho một dự án làm ở TP.HCM phải mất trung bình khoảng gần 5 năm nếu thuận lợi, còn không thì mất nhiều hơn. Đơn cử như doanh nghiệp của ông có thực hiện một dự án tại Bình Chánh (TP.HCM). Từ khi có được chấp thuận chủ đầu tư, thì phải đến hơn 4 năm mới hoàn thành thủ tục pháp lý. Như vậy, nếu mỗi năm mất 10% về lãi vay, thì doanh nghiệp phải mất 4 năm trả khoản lãi vay đó. Trong khi đó, ở các tỉnh lân cận, từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư đến chấp thuận đầu tư đến khi nghiệm thu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, rồi đến khi ra sổ cho khách hàng…, doanh nghiệp chỉ mất khoảng 1-2 năm.

Đồng quan điểm trên, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho biết doanh nghiệp rất muốn tăng cung, nhưng gặp nhiều khó khăn trong với vấn đề pháp lý dự án. Lấy ví dụ khi triển khai dự án bất động sản ở Bình Dương, dù được ủng hộ, nhưng vẫn mất đến gần 3  năm mới hoàn tất thủ tục pháp lý. Doanh nghiệp không lo thiếu vốn, vì chỉ cần có cơ hội đầu tư, có lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ có cách huy động vốn. Vấn đề lớn nhất với họ là quỹ đất và thủ tục pháp lý. Mọi việc không đơn giản doanh nghiệp đến sở rồi sẽ có công văn, nhưng thực tế thì phải chờ các sở, ban, ngành liên quan có ý kiến, thời gian làm thủ tục pháp lý rất lâu và ảnh hưởng lớn đến chi phí doanh nghiệp, ông Phúc cho biết.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Quan tâm xây dựng nhà ở xã hội để giữ chân người lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Để thu hút lao động phục vụ mở rộng sản xuất trong giai đoạn phục hồi, các doanh nghiệp và chính quyền tỉnh Đồng Nai đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, tăng phúc lợi, cũng như khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người lao động.

Bỏ hay không việc trích 20% quỹ đất xây nhà ở xã hội?

Cao Nguyên |

Hiện nay, nhiều dự án khu đô thị, nhà ở thương mại đang vướng mắc vấn đề áp dụng quy định dành 20% quỹ đất để xây nhà ở xã hội (NƠXH)… Chính vì vậy, đã có đề xuất chấp thuận việc thực hiện nghĩa vụ NƠXH theo hình thức nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20%. Hoặc có thể chuyển đổi quỹ đất 20% dành cho phát triển NƠXH sang một khu vực khác để phát triển một dự án NƠXH độc lập theo đúng nghĩa vụ của chủ đầu tư.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.