Người dân ở dự án treo 20 năm đã có thể sửa nhà

Nguyễn Linh |

Sau gần 1 năm bỏ quy hoạch treo, các hộ dân ở tổ 36, 37 phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã có thể sửa chữa nhà cửa, yên tâm sinh sống.

Dự án treo 20 năm

Các hộ dân sinh sống ở tổ 36, 37 phường Hòa Khánh nằm trong Dự án Ga đường sắt Đà Nẵng tại quận Liên Chiểu. Đây là dự án đã treo gần 20 năm. Đó cũng là từng ấy thời gian người dân nơi đây bị hạn chế về quyền và lợi ích, họ không được xây mới, sửa chữa mái, nâng nền nhà… vì vướng quy hoạch treo.

Dự án di dời ga Đà Nẵng từ quận Thanh Khê lên quận Liên Chiểu được triển khai từ năm 2004, chia thành 2 tiểu dự án: Tiểu dự án 1 kinh phí dự kiến 10.236 tỉ đồng và tiểu dự án 2 khoảng 2.400 tỉ đồng, nhằm giải quyết nút thắt và áp lực về giao thông, bởi ga đường sắt Đà Nẵng nằm giữa lòng đô thị.

Tuy nhiên, sau hơn 18 năm, việc di dời ga đường sắt Đà Nẵng vẫn chưa thực hiện do thiếu đồng bộ trong phát triển hạ tầng đường sắt quốc gia, ảnh hưởng lớn đến hạ tầng giao thông, đời sống người dân.

Vì vậy tháng 11.2022, UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định bãi bỏ quy hoạch ga đường sắt tại quận Liên Chiểu.

Sau khi UBND TP Đà Nẵng công bố bãi bỏ các Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về sơ đồ ranh giới, quy hoạch nhà ga đường sắt tại các phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu), người dân có thể làm sổ đỏ, xin cấp giấy phép xây dựng để sửa chữa cải tạo theo quy định.

Bà Nguyễn Thị Vân, tổ 36 phường Hòa Khánh Nam hiện đang sửa chữa căn phòng nhỏ phía sau nhà. Bà Nguyễn Thị Vân cho biết, sau khi Dự án Ga đường sắt Đà Nẵng tại quận Liên Chiểu được hủy bỏ đến nay đã được hơn 8 tháng, người dân ở đây đã được sửa chữa, xây gác lửng, nâng cao nền nhà để yên tâm sinh sống trong mùa mưa lũ sắp tới.

“Chúng tôi nghe nói sắp tới hệ thống cống thoát nước ở khu vực này cũng được đầu tư xây dựng nên người dân ở đây vui mừng lắm” - bà Nguyễn Thị Vân nói.

Ưu tiên đảm bảo cảnh quan và xử lý môi trường

Khi chỉ còn vài tháng nữa là đến mùa mưa bão, người dân ở các khu vực tổ 36, 37 phường Hòa Khánh Nam cũng bắt đầu chằng chống nhà cửa, nâng gác mái nhưng lại không thể xây mới, gia đình khó khăn cũng chưa thể bán đất. Cho đến tận bây giờ, những người dân nằm trong khu vực này vẫn không khỏi ám ảnh cảnh hoang tàn của cả một xóm nhỏ trong mùa mưa lũ năm ngoái.

Tại diễn đàn kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng giữa năm 2023 vừa qua, ông Lê Văn Dũng - Tổ đại biểu quận Hải Châu - đã nêu thực tế về đời sống người dân ở các dự án treo, chậm triển khai như Dự án Ga đường sắt tại quận Liên Chiểu sau gần 20 năm quy hoạch để treo, hễ mưa xuống thì nhà dân bị ngập. Đợt mưa ngập lịch sử cuối năm 2022, đây là khu vực ngập nặng, thiệt hại nặng nhất.

Đồng thời, ông Lê Văn Dũng cũng đặt câu hỏi “Dự án Ga đường sắt tại quận Liên Chiểu có gần 2.000 hộ dân với 5.000 nhân khẩu cũng đã chịu hạn chế quyền và lợi ích của mình trong gần 20 năm.

Vì vậy khi Sở Xây dựng giao cho địa phương để tái thiết đô thị như vậy thì người dân còn phải chờ bao nhiêu năm nữa?”.
Về vấn đề này, ông Phùng Phú Phong - Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng - cho biết: “Đây là dự án treo lâu, hơn 19 năm, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Sở Xây dựng sẽ cùng với quận Liên Chiểu sớm nghiên cứu tái thiết khu vực này”.

Theo ông Phùng Phú Phong, đây là khu vực ưu tiên đảm bảo cảnh quan và xử lý về môi trường. Hàng năm, UBND TP Đà Nẵng cũng phải di tu, bảo dưỡng về các hạ tầng cơ sở cấp điện, cấp nước ở khu vực này.

Sở Xây dựng cũng sẽ phối hợp với các cấp ban ngành để có kế hoạch lâu dài để làm sao phải xử lý triệt để, bền vững nhằm vừa đảm bảo cảnh quan, vừa khớp nối được với các hạ tầng khác ở khu vực này.

Nguyễn Linh
TIN LIÊN QUAN

Chỉ 4 hộ dân ở Đà Nẵng mắc kẹt bởi dự án treo, nhưng 20 năm không cơ quan nào giải quyết

Nguyễn Linh |

Đà Nẵng - 8 hộ dân tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã dần bỏ đi hết, chỉ còn 4 hộ dân sinh sống ở đây trong dự án treo suốt 20 năm qua.

Ám ảnh quá tải trường học, Hà Nội quyết tâm thu hồi các dự án treo

PHẠM ĐÔNG |

Từ quyết tâm thu hồi các dự án treo để xây trường học, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng hi vọng, tình trạng thiếu trường lớp trên địa bàn Thủ đô sẽ dần được khắc phục.

Nỗi lòng những hộ dân trong dự án treo suốt 15 năm ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG-NGUYỄN LY |

Bình Dương - Một khu đất rộng 24ha trải qua 2 dự án nhưng không thể thực hiện. Có hàng trăm hộ dân bị liên quan đến dự án treo phải sống trong cảnh thiếu thốn suốt 15 năm qua. Nhiều hộ dân phải đi ở trọ chờ đợi thời gian dài, mong ước lớn nhất là sớm được trở về thửa đất của mình để xây lại mái nhà ổn định cuộc sống.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

6 lần thu hồi đất bất thành của chính quyền TP Thái Nguyên

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù các cơ quan chức năng có hàng loạt thông báo yêu cầu di dời tài sản, bàn giao lại đất nhưng Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao vẫn phớt lờ.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.