Quản lý hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững

TRÍ MINH |

Những năm vừa qua, tỉnh Tây Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn, qua đó thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 5 năm (2021 - 2025), tỉnh đang tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và gắn với chuỗi giá trị. Tận dụng các lợi thế về đất đai, nguồn nước phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng.

Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực nông nghiệp; điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp, hiệu quả, dễ tiếp cận.

Huy động tốt nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư cho kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với phát triển sản xuất, nâng cao nhận thức, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chất lượng và có tính khả thi cao, bảo đảm tính kết nối, liên thông với quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện bảo đảm tư duy, tầm nhìn, định hướng phát triển, thể hiện tính linh hoạt về cơ cấu sử dụng đất, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tháo gỡ, giải quyết tốt những bất cập trong công tác quy hoạch; khắc phục về cơ bản quy hoạch thiếu tính khả thi, làm cơ sở thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Từng bước hiện đại hóa lĩnh vực địa chính, dịch vụ công về đất đai…

Theo ông Văn Tiến Dũng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, trong thời gian qua, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, Sở đã kịp thời tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền tỉnh Tây Ninh ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, góp phần đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững;

Quản lý hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững. Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Tây Ninh.
Quản lý hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững. Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Tây Ninh

Sở đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành 12 Quyết định phê duyệt giá đất cụ thể để thực hiện bồi thường đất, làm cơ sở định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, để giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá của 6 dự án, công trình;

Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc ủy quyền định giá đất cụ thể cho UBND các huyện, thị xã, thành phố. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Sở tham mưu UBND tỉnh ủy quyền cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất thực hiện 11 dự án.

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất, tỉnh Tây Ninh đã tập trung thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ đó đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Nhân rộng mô hình sáng tạo, giảm nghèo bền vững

THU GIANG |

Nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước thời gian vừa qua đã tích cực tổ chức các chương trình, nhân rộng mô hình, giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vốn vay theo Nghị định 28, đòn bẩy để xóa đói giảm nghèo bền vững

ANH HUY |

Sau gần 2 năm triển khai, chính sách tín dụng theo Nghị định 28 của Chính Phủ đã tạo cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh phát triển nhiều loại hình sinh kế, tạo nguồn thu nhập ổn định, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo.

Chung tay giảm nghèo đa chiều, giúp người dân phát triển kinh tế

Thu Giang |

Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện mô hình bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giảm nghèo đa chiều cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

Phường lên tiếng vụ nước ngập nhà dân do thi công âu thuyền

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sau phản ánh của Lao Động, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và tìm hướng khắc phục cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi âu thuyền Cái Khế.

Phá cửa xếp, dập tắt đám cháy nhà dân ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Chiều 27.9, Công an TP Hải Phòng thông tin vụ cháy nhà dân ở phường Đông Hải 2 (quận Hải An).

Giao nhân sự làm Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Ông Vũ Nhữ Thăng được giao tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Kẻ dương tính ma túy gây tai nạn, bé 8 tháng tuổi mồ côi cha

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Vụ đối tượng dương tính ma túy lái xe ô tô tải gây tai nạn liên hoàn vào trưa 26.9 đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình các nạn nhân.

Nhân rộng mô hình sáng tạo, giảm nghèo bền vững

THU GIANG |

Nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước thời gian vừa qua đã tích cực tổ chức các chương trình, nhân rộng mô hình, giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vốn vay theo Nghị định 28, đòn bẩy để xóa đói giảm nghèo bền vững

ANH HUY |

Sau gần 2 năm triển khai, chính sách tín dụng theo Nghị định 28 của Chính Phủ đã tạo cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh phát triển nhiều loại hình sinh kế, tạo nguồn thu nhập ổn định, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo.

Chung tay giảm nghèo đa chiều, giúp người dân phát triển kinh tế

Thu Giang |

Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện mô hình bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giảm nghèo đa chiều cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.