Vốn vay theo Nghị định 28, đòn bẩy để xóa đói giảm nghèo bền vững

ANH HUY |

Sau gần 2 năm triển khai, chính sách tín dụng theo Nghị định 28 của Chính Phủ đã tạo cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh phát triển nhiều loại hình sinh kế, tạo nguồn thu nhập ổn định, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, năm 2022, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 ngày 26.4.2022 của Chính phủ. Nguồn tín dụng ưu đãi này đã và đang hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Nghị định 28 của Chính phủ gồm các nhóm chương trình cho vay đó là: Hỗ trợ đất ở; hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề; cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; hỗ trợ cho vay phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Đối tượng được vay vốn thuộc chương trình hỗ trợ đất ở; hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề là hộ nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngay sau khi Nghị định 28 của Chính phủ có hiệu lực, ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Thổ tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương rà soát các đối tượng để triển khai cho vay, đến nay đã giải ngân được 24 tỉ đồng cho 350 hộ vay vốn.

Qua kiểm tra đánh giá nguồn vốn thấy các hộ sử dụng nguồn vốn vay tốt, một số mô hình tiêu biểu được huyện xem xét nhân rộng, từ đó đã giúp cho những hộ nghèo sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế.

Người đồng bào dân tộc thiểu số đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyễn Hải.
Người đồng bào dân tộc thiểu số đã được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyễn Hải

Gia đình chị Vàng Thị Bức ở bản Huổi Sen, xã Mường So thuộc diện hộ cận nghèo của bản, gia đình chị có 1,4 ha đất nương trước đây chỉ để cấy lúa 1 vụ nhưng năng suất rất thấp.

Giữa năm 2022, gia đình chị đã được vay vốn 77 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Phong Thổ theo Nghị định 28 của Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất.

Sau khi được vay vốn, gia đình chị đầu tư san gạt mặt bằng diện tích trên nương và chuyển đổi sang trồng sắn thương phẩm.

Sau khi thu hoạch vụ sắn đầu tiên, gia đình chị đã thu lãi 45 triệu đồng, vì vậy trong những vụ tiếp theo, chị Bức tiếp tục trồng sắn để gia đình có thêm nguồn thu nhập.

Còn tại huyện Sìn Hồ, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện này hiện đang triển khai 15 chương trình tín dụng đến 22 xã, thị trấn trên địa bàn.

Qua đó, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện được tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển thương mại, dịch vụ, sửa chữa và làm mới nhà ở.

Đến hết ngày 31.9.2023 tổng dư nợ của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện là 572.454 triệu đồng cho 9.613 lượt hộ nghèo, hộ chính sách vay vốn.

Các chương trình tín dụng được triển khai hiệu quả tạo đà giúp người dân có điều kiện vươn lên phát triển sản xuất, nhiều gia đình có nhà khang trang để ở, có công trình nước sạch, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện từng ngày. Góp phần quan trọng trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Anh Lò Văn Hóa - Khu 2 (thị trấn Sìn Hồ) chia sẻ, năm 2023 anh được vay 100 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh để sửa chữa mở rộng quán ăn của gia đình.

Từ khi có nguồn vốn vay cùng với sự cố gắng phấn đấu vươn lên, đến nay quán ăn đã phát triển ổn định, tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình, mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng, anh cũng trở thành điển hình trong sản xuất kinh doanh tại địa phương.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Nhân rộng mô hình sáng tạo, giảm nghèo bền vững

THU GIANG |

Nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả nước thời gian vừa qua đã tích cực tổ chức các chương trình, nhân rộng mô hình, giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chung tay giảm nghèo đa chiều, giúp người dân phát triển kinh tế

Thu Giang |

Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện mô hình bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giảm nghèo đa chiều cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Nhiều mô hình giảm nghèo phát huy hiệu quả, ổn định đời sống nhân dân

Thu Giang |

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025, thời gian vừa qua, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững có hiệu quả, góp phần ổn định đời sống người dân.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.