Sửa quy hoạch KĐT Nam Thăng Long: CĐT Ciputra bị dân phản ứng gay gắt

Phan Anh |

Nhiều cư dân sống tại Khu đô thị Nam Thăng Long đã phản ứng gay gắt sau thông tin chủ đầu tư Ciputra muốn điều chỉnh quy hoạch.

Xin điều chỉnh quy hoạch

Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long – chủ đầu tư Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) đã có đơn đề nghị điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất thuộc khu đô thị Nam Thăng Long - giai đoạn 2, tại quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).

Theo đó, ô đất I.B.29-NO có diện tích 35.420m2, quy hoạch năm 2004 để xây dựng nhà cao tầng nay chuyển sang nhà thấp tầng.

Ô đất TM-13 diện tích 54.977m2, vốn quy hoạch làm khu thương mại hỗn hợp, sân, vườn và đường nội bộ nay chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng.

Ô đất P-14 diện tích 13.389m2 có chức năng là bãi đỗ xe tập trung nay xin điều chỉnh, chuyển sang hạ ngầm kết hợp kinh doanh thương mại, diện tích mặt đất để trồng xây xanh kết hợp đồng bộ ô T-13.

Chủ đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch, xây nhà “chọc trời” trên đất công cộng
Chủ đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch, xây nhà “chọc trời” trên đất công cộng

Đây không phải là lần đầu quy hoạch Khu đô thị mới Nam Thăng Long  xin điều chỉnh.

Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, trước đó chủ đầu tư đã xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị Nam Thăng Long – giai đoạn 2 ở một số ô đất.

UBND TP Hà Nội đã chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh các lô đất này và cho phép nghiên cứu song song việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị H2-1 tỉ lệ 1/200 và quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long, giai đoạn 2 – tỉ lệ 1/500. Nay chủ đầu tư lại tiếp tục xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết.

Dân bức xúc phản đối

Đề nghị điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Nam Thăng Long của chủ đầu tư đang vấp phải làn sóng phản đối dữ dội của hơn 500 hộ dân thuộc Tổ dân phố Nam Thăng Long (phường Xuân Đỉnh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).   

Các hộ dân đồng loạt  ký biên bản phản đối điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Nam Thăng Long.
Các hộ dân đồng loạt ký biên bản phản đối điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Nam Thăng Long.

Theo cư dân tại đây, phương án điều chỉnh KĐT Nam Thăng Long - giai đoạn 2 của chủ đầu tư không thuộc các trường hợp đủ điều kiện để thay đổi quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ của khu đô thị này là không đúng pháp luật.

Ông Đỗ Đức Du (77 tuổi, trú tại 15T6 Khu đô thị Nam Thăng Long) bức xúc: "Toàn thể cư dân chúng tôi rất bức xúc và không đồng ý với đề xuất thay đổi này.

Việc thay đổi mục đích sử dụng đất đối với ô đất I.B.29-NO từ đất xây dựng nhà ở cao tầng sang thấp tầng và dồn khu cao tầng vào ô đất TM-13 bằng việc tăng số tòa nhà (từ 5 lên 8 tòa), tăng số lượng tầng sẽ làm tăng sức ép lên hạ tầng cơ sở. Tất cả những thay đổi này không phục vụ lợi ích cư dân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chúng tôi”.

Các hộ dân chỉ ra những điểm vô lí chỉ ra những vô lý trong phương án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 của chủ đầu tư.
Nhiều người dân khẳng định, khi bỏ tiền ra mua nhà, đã bao gồm cả tiền dịch vụ và tiện ích của khu đô thị. Bên cạnh đó, chỉ ra những vô lý trong phương án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 của chủ đầu tư.

Bà Trần Thị Xuyên, Tổ trưởng dân phố Nam Thăng Long cho hay, tại cuộc họp cư dân tối 18.4, tất cả đều có ý kiến và lấy chữ ký phản đối việc điều chỉnh quy hoạch:

“Ngày 27.4, chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị đến lãnh đạo và các cơ quan chức năng của TP.Hà Nội đề nghị không điều chỉnh quy hoạch tỉ lệ 1/500. Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng để giữ bằng được quyền lợi chính đáng của người dân”.

Trao đổi với báo chí, cư dân mong muốn UBND TP Hà Nội lắng nghe ý kiến của người dân, xem xét đúng pháp luật việc điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Ciputra - giai đoạn 2.

Tại thông báo kết luận ngày 27.2.2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đồng ý về nguyên tắc chủ trương điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất I.B.29-NO, I.B.30-CX, I.B.31-CX, TM-13 và P-14 thuộc Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 2.

Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố nhấn mạnh, tại ô đất ký hiệu TM-13 và TM-14, yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội “báo cáo, làm rõ sự phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục thực hiện… ; trường hợp đủ điều kiện điều chỉnh phải đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan”.

Phan Anh
TIN LIÊN QUAN

Đô thị thông minh vượt xa căn hộ thông minh như thế nào?

An Mai |

So với căn hộ thông minh (smart home) vốn chỉ gói gọn yếu tố công nghệ trong từng căn hộ đơn lẻ, thì đại đô thị thông minh (smart city) được nâng lên một tầm cao vượt trội để kiến tạo nên không gian và phong cách sống thông minh trọn vẹn.

Nhà ở công nhân: Hàng ngày phải leo bộ 14 tầng vì... thang máy hỏng

Việt Lâm - Tô Thế |

Thang máy hỏng; hệ thống cửa phòng thu rác luôn hở, mùi rác bốc ra hôi thối nồng nặc; gạch lát sàn bong, rộp… là những gì tập thể Công nhân sống tại tòa nhà CT1A - Khu nhà ở công nhân (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) phản ánh đến báo Lao Động về chất lượng dịch vụ mà hàng ngày họ đang phải sử dụng khi thuê trọ tại đây.

Cận cảnh dự án nghìn tỉ "siêu sang", bị bỏ hoang lạnh giữa lòng Hà Nội

Song Anh |

Với mức vốn đầu tư "khủng", dự án Habico Tower tọa lạc tại đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm - Hà Nội) từng được xếp vào diện dự án bất động sản "siêu sang". Tuy nhiên sau nhiều năm triển khai, dự án này bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp gây lãng phí và mất mỹ quan đô thị.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Người dân sống thấp thỏm sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Ngọc Minh |

Vụ vỡ đập bùn thải chứa kẽm chì ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) để lại hậu quả nặng nề về môi trường, khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.

Bản tin công đoàn: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có những nội dung: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động; Trên 66.500 lao động nghỉ việc, nhảy việc ở Bình Dương...

NATO phản ứng việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS

Song Minh |

Nước thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Đô thị thông minh vượt xa căn hộ thông minh như thế nào?

An Mai |

So với căn hộ thông minh (smart home) vốn chỉ gói gọn yếu tố công nghệ trong từng căn hộ đơn lẻ, thì đại đô thị thông minh (smart city) được nâng lên một tầm cao vượt trội để kiến tạo nên không gian và phong cách sống thông minh trọn vẹn.

Nhà ở công nhân: Hàng ngày phải leo bộ 14 tầng vì... thang máy hỏng

Việt Lâm - Tô Thế |

Thang máy hỏng; hệ thống cửa phòng thu rác luôn hở, mùi rác bốc ra hôi thối nồng nặc; gạch lát sàn bong, rộp… là những gì tập thể Công nhân sống tại tòa nhà CT1A - Khu nhà ở công nhân (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) phản ánh đến báo Lao Động về chất lượng dịch vụ mà hàng ngày họ đang phải sử dụng khi thuê trọ tại đây.

Cận cảnh dự án nghìn tỉ "siêu sang", bị bỏ hoang lạnh giữa lòng Hà Nội

Song Anh |

Với mức vốn đầu tư "khủng", dự án Habico Tower tọa lạc tại đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm - Hà Nội) từng được xếp vào diện dự án bất động sản "siêu sang". Tuy nhiên sau nhiều năm triển khai, dự án này bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp gây lãng phí và mất mỹ quan đô thị.