Thị trường mua bán đất rừng sản xuất ở Hòa Bình giờ ra sao?

Trần Trọng |

Hòa Bình - Dù cơn sốt đất ở nhiều nơi đã chững lại, tuy nhiên, đất rừng tại Hòa Bình vẫn có giá vô cùng cao, có nơi "cò đất" vẫn ráo riết tìm mua.

Tỉnh Hòa Bình là địa phương có quỹ đất rừng lớn, đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây, nhiều dự án về du lịch, nghỉ dưỡng được đầu tư trên địa bàn khiến giá của loại đất này ngày càng cao.

Dưới sự tác động mạnh mẽ của "cơn sốt đất" từ giữa năm 2021 đến đầu năm 2022, giá đất nói chung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tăng mạnh. Tuy nhiên, đến hiện tại, phần lớn các loại đất đều chững lại thì giá đất rừng sản xuất vẫn ở mức cao.

Những ngày đầu tháng 9.2022, PV có mặt tại một số huyện tại Hòa Bình như Lạc Sơn, Lương Sơn... người dân vẫn chưa hết ngạc nhiên trước mức giá cao ngất ngưởng của đất rừng.

Anh Bùi Văn Q. (44 tuổi, trú thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn) chia sẻ: "Giá đất rừng tăng theo các loại bất động sản khác trong khoảng 1 năm qua, đến nay, nhiều loại đã chững lại thì đất rừng tại đây vẫn được nhiều người hỏi mua, săn đón".

Điều kỳ lạ là nhiều diện tích đất rừng ở Hòa Bình vẫn được giao dịch với giá không tưởng.
Điều kỳ lạ là nhiều diện tích đất rừng ở Hòa Bình vẫn được giao dịch với giá không tưởng.

Cũng theo anh Q., giá đất giao dịch tại địa phương rất cao, có nơi lên đến 700 triệu đồng/ha, so với trước đây chỉ khoảng 100 - 200 triệu đồng/ha. Phần lớn khách hỏi mua đất không phải là người địa phương, mà là từ nhiều nơi khác đến, chủ yếu là ở Hà Nội.

Điều khiến người dân nơi đây thắc mắc là diện tích đất rừng sản xuất sau khi được giao dịch thành công, trong khoảng gần 1 năm nay nhiều người chủ mới không trồng cây hay có bất cứ hoạt động canh tác nào trên mảnh đất này.

Là địa phương tiếp giáp với Hà Nội, diện tích đất rừng tại huyện Lương Sơn được đẩy lên với mức giá không tưởng. Nhiều mảnh đồi có khoảng cách gần với đường lớn và đi lại thuận tiện được người mua trả với giá 2 tỉ đồng/ha.

Theo người dân nơi đây, giá đất được đẩy lên cao và chuyển nhượng rầm rộ từ thời điểm từ giữa năm 2021, các mảnh đất có giá trị vài trăm triệu nay đã được định giá tiền tỉ. Thế nhưng không hiểu vì sao, vẫn có lớn lượng người hỏi mua.

Các diện tích rừng sau khi giao dịch được người dân xây, lắp tường rào kiên cố.
Các diện tích rừng sau khi giao dịch được người dân xây, lắp tường rào kiên cố.

Để tìm hiểu về giá đất rừng tại địa bàn tỉnh Hòa Bình, PV đã trong vai khách mua hàng tiếp cận người môi giới bất động sản.

Chị N.T.T.M (người môi giới) chia sẻ: "Đất rừng ở huyện Lương Sơn có giá cao bởi lượng người mua lớn, chủ yếu đến từ Hà Nội. Mấu chốt là trong thời gian sắp tới, tại đây có nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng với cơ hội đầu tư lớn".

Cũng theo người này, với hy vọng thu lời từ việc đón đầu dự án, nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay xuống tiền để có những mảnh đất đẹp, sau đó tiếp mua bán, chuyển nhượng đất để sinh lời.

Trao đổi với PV, ông Quách Khắc Dương - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Sơn xác nhận, từ giữa năm trước đến khoảng tháng 5.2022, tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất rừng sản xuất diễn ra rầm rộ tại địa phương. Đến hiện tại, giá đất rừng vẫn ở mức cao.

"Tuy nhiên, vào tháng 6.2022, huyện Lạc Sơn đã thực hiện chuyên đề Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Theo đó, diện tích đất được mua bán, chuyển nhượng cho chủ mới cần phải là người địa phương và hoạt động đúng mục đích (canh tác đúng loại cây trồng trên diện tích đất đang sở hữu). Sau khi quán triệt, từ tháng 7.2022 đến nay, số lượng giao dịch đất rừng trên địa bàn huyện đã giảm đi đáng kể" - ông Dương thông tin.

Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Bị đình chỉ, doanh nghiệp vẫn ngang nhiên san gạt đất rừng tại Phú Thọ

Nhóm PV |

Phú Thọ - Nhiều diện tích đất rừng tại huyện Tam Nông đang bị san gạt, cải tạo một cách ngang nhiên, mặc dù các cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản, đình chỉ hoạt động.

Hòa Bình chuyển hơn 60 ha đất rừng vùng lòng hồ làm dự án du lịch

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - HĐDN tỉnh vừa thông qua các nghị quyết về chuyển mục đích sử dụng đất rừng để thực hiện dự án du lịch trên khu vực lòng hồ.

Thống nhất chuyển hàng nghìn ha đất rừng và đất lúa làm cao tốc Bắc - Nam

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề nghị của Chính phủ chuyển mục đích sử dụng 1.054,63 ha rừng, 1.863,94 ha đất lâm nghiệp và 1.537,23 ha đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên để làm đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.