TPHCM: Nếu phá bỏ Dinh Thượng Thơ là điều đáng tiếc

Huân Cao |

TPHCM dự kiến mở rộng và nâng cấp trụ sở HĐND và UBND thành phố bằng một công trình hiện đại và để thực hiện sẽ phải phá bỏ tòa nhà cổ Dinh Thượng Thơ. Nhiều gia uy tín đã có thông tin phản hồi về vấn đề này.

UBND TPHCM dự kiến mở rộng và nâng cấp trụ sở bằng một công trình hiện đại. Để thực hiện công trình này thì phải phá bỏ tòa nhà cổ Dinh Thượng Thơ được xây dựng năm 1860 theo phong cách kiến trúc Pháp thuộc địa. 

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng là nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Sài Gòn cho rằng quả là sai lầm nếu phá bỏ Dinh Thượng Thơ.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng là nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Sài Gòn không ủng hộ việc phá bỏ Dinh Thượng Thơ.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM vừa tổ chức Hội thảo, mời những chuyên gia uy tín để lấy ý kiến về việc bảo tồn hay phá bỏ Dinh Thượng Thơ để báo cáo UBND TPHCM vào đầu tháng 12 tới.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng không nên phá bỏ Dinh Thượng Thơ mà cần phải bảo tồn và phát huy.

Theo ông Hùng, Dinh Thượng Thơ đã phản ánh về một thời kỳ thuộc địa đã đưa dân tộc An Nam lên tượng đài của các chiến sĩ đánh tan chế độ nô lệ. 

Ngoài lớp vỏ hình thể của kiến trúc, đây còn là nơi mà những  những viên chức Pháp làm tham mưu, điều hành bộ máy chiến tranh thuộc địa Pháp tại Đông Dương dưới quyền Toàn Quyền Đông Dương.

"Tôi quan tâm đến mô hình trùng tu, bảo tồn để minh chứng bằng hình ảnh các di sản mà Pháp để lại. Không phải Di sản nào của Pháp cũng có thể thể mang đi hay xóa bỏ được, nếu xóa bỏ Dinh Thượng Thơ để mở rộng UBND TPHCM là điều đáng tiếc" - PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng nói.

PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân trao đổi với PV Báo Lao Động.
PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân trao đổi với PV Báo Lao Động.

Chiều 27.11, trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị đã khẳng định việc bảo tồn Dinh Thượng Thơ là việc làm cấp bách.

"Bằng mọi giá phải bảo tồn cho được Dinh Thượng Thơ vì đây là cái hồn của Sài Gòn xưa. Chúng ta đã phá bỏ nhiều công trình cổ của thời Pháp thuộc, giờ không thể tiếp tục lặp lại sai lầm đấy nữa."

Theo bà Trân, đi đôi với việc bảo tồn công trình Dinh Thượng Thơ thì cần phát triển kinh tế học di sản để có được nguồn thu.

Cùng chung quan điểm, GS.TS Nguyễn Trọng Hòa - Viện nghiên cứu phát triển TPHCM thì cho rằng, khi xây dựng trụ sở mới UBND TPHCM vẫn có nhiều cách để giữ lại Tòa nhà Dinh Thượng Thơ.

"Dinh Thượng Thơ không được xếp hạng di sản, chúng ta vẫn có thể lấy ý kiến người dân và chuyên gia về cách thức cải tạo Trung tâm hành chính quan trọng này. Khi đó, vẫn có thể giữ lại Dinh Thượng Thơ và cải tạo khu phố này cho phù hợp với xu thế phát triển chúng của Khu trung tâm hiện hữu." - GS.TS Nguyễn Trọng Hòa nói.

Dinh Thượng Thơ là một trong hai công trình kiến trúc lâu đời nhất của TPHCM, chỉ sau Giám mục Bá Đa Lộc được xây năm 1790 đang được bảo quản trong khuôn viên Tòa Tổng giám mục Sài Gòn.

Dinh Thường thời Pháp thuộc.
Dinh Thượng Thơ  thời Pháp thuộc.

Dinh Thượng Thơ do người Pháp xây dựng với chức năng là Nha Giám đốc Nội vụ để điều hành trực tiếp toàn bộ các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa.

Qua nhiều thời kỳ, tòa nhà được cải tạo, mở rộng để phục vụ cho việc cai trị của người Pháp như Bộ Nội vụ, trụ sở Bộ Kinh tế. Sau khi thống nhất đất nước, công trình trở thành trụ sở của Sở Công Thương, Sở Thông tin Truyền thông.

Hiện nay là trụ sở Sở Công thương TPHCM
Hiện nay là trụ sở Sở Công Thương TPHCM.
Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

2 năm, đất TP HCM sốt ảo 2 lần: Năm 2019 sẽ về giá trị thực?

T.CHÍ |

Đánh giá về thị trường BĐS Sài Gòn, Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết từ đầu năm 2017 đến tháng 10.2018, đã xuất hiện 02 đợt sốt ảo giá đất nền tự phát, đất nông nghiệp phân lô trái phép tại một số quận ven và huyện ngoại thành.

Quyết kiểm soát khí thải phương tiện từ năm 2019, TP HCM sẽ thu hồi xe máy quá đát

MINH QUÂN |

Sở GTVT TPHCM đang phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường TPHCM đề xuất UBND TPHCM xây dựng đề án kiểm soát khí thải đối với môtô, xe gắn máy.

TP HCM: 9 tháng, hụt thu 5.600 tỉ đồng vì hơn 90% xe nhập không thuế

Lâm Anh |

Cục Hải quan TP.HCM cho biết tính đến ngày 27.9.2018, hơn 14.000 chiếc xe nguyên chiếc được nhập khẩu về TP.HCM, trong đó có hơn 13.100 chiếc xe không thuế xuất xứ từ các nước ASEAN.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.

Man City giữ ngôi đầu Premier League sau hòa kịch tính với Arsenal

Nhóm PV |

Man City thoát thua ngay trên sân nhà trước Arsenal nhờ bàn thắng ở phút 90+8 ở vòng 5 Premier League vào rạng sáng 23.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

2 năm, đất TP HCM sốt ảo 2 lần: Năm 2019 sẽ về giá trị thực?

T.CHÍ |

Đánh giá về thị trường BĐS Sài Gòn, Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết từ đầu năm 2017 đến tháng 10.2018, đã xuất hiện 02 đợt sốt ảo giá đất nền tự phát, đất nông nghiệp phân lô trái phép tại một số quận ven và huyện ngoại thành.

Quyết kiểm soát khí thải phương tiện từ năm 2019, TP HCM sẽ thu hồi xe máy quá đát

MINH QUÂN |

Sở GTVT TPHCM đang phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường TPHCM đề xuất UBND TPHCM xây dựng đề án kiểm soát khí thải đối với môtô, xe gắn máy.

TP HCM: 9 tháng, hụt thu 5.600 tỉ đồng vì hơn 90% xe nhập không thuế

Lâm Anh |

Cục Hải quan TP.HCM cho biết tính đến ngày 27.9.2018, hơn 14.000 chiếc xe nguyên chiếc được nhập khẩu về TP.HCM, trong đó có hơn 13.100 chiếc xe không thuế xuất xứ từ các nước ASEAN.