Nhân chứng kể lại vụ hỗn loạn gần 200 người chết ở sân vận động Indonesia

HOÀNG HUÊ |

Vụ hỗn loạn trên sân Kanjuruhan (Indonesia) khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương là một trong những thảm họa thể thao kinh hoàng nhất thế giới.

Một thảm kịch đau lòng đã diễn ra trên sân vận động Kanjuruhan trong trận đấu giữa đội chủ nhà Arema và Persebaya Surabaya tại giải vô địch quốc gia Indonesia tối 1.10.

Trước đó, vì quá thất vọng vì đội nhà phải nhận thất bại, các cổ động viên quá khích đã nhảy qua hàng rào, tràn vào sân tấn công cầu thủ và cả cảnh sát.

Khi tình hình vượt quá tầm kiểm soát, cảnh sát phải xịt hơi cay. Đám đông hoảng loạn dẫn đến việc nhiều nạn nhân thiệt mạng do chen lấn và bị dẫm đạp khi cố gắng tìm đường thoát khỏi sân vận động.

Tính đến 14h00 ngày 2.10, Phó tỉnh trưởng tỉnh Đông Java Emil Dardak xác nhận với truyền thông địa phương rằng số người thiệt mạng đã lên đến 174 người. Ngoài ra, có 13 phương tiện của cảnh sát bị bên trong và ngoài sân vận động cũng bị thiêu rụi, hư hỏng.

Vụ hỗn loạn tại sân Kanjuruhan là thảm kịch kinh hoàng của bóng đá Indonesia. Ảnh: AFP
Vụ hỗn loạn tại sân Kanjuruhan là thảm kịch kinh hoàng của bóng đá Indonesia. Ảnh: AFP

Những nhân chứng may mắn thoát được khỏi vụ hỗn loạn vẫn chưa hết bàng hoàng.

''Cảnh sát đã bắn hơi cay. Mọi người cứ thế lao ra, xô đẩy nhau và khiến cho nhiều người phải thiệt mạng'', khán giả Doni (43 tuổi) chia sẻ với AFP.

''Tôi không biết vấn đề là gì khi họ (cảnh sát) đột nhiên bắn hơi cay. Đó là điều khiến tôi bị sốc, lo ngại cho trẻ em và phụ nữ'', một nhân chứng khác cho biết.

Theo truyền thông địa phương ghi nhận từ bệnh viện, một trong những nạn nhân trong vụ bạo loạn trên sân vận động Kanjuruhan chỉ mới chỉ 5 tuổi.

Về phía cảnh sát, ông Nico Afinta - Tổng thanh tra cảnh sát miền Đông Java trả lời phỏng vấn tờ Bekasi.inews (Indonesia): "Hỗn loạn nổ ra ngay sau khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu với chiến thắng 3-2 nghiêng về đội khách.

Khán giả xuống khu vực giữa sân, cố gắng tìm các cầu thủ để hỏi lý do thua và trút giận. Do đó, lực lượng an ninh đã có biện pháp ngăn chặn, phân luồng không cho họ vào sân".

Vị cảnh sát này nói thêm, các nỗ lực ngăn chặn đã được thực hiện nhưng đều vô hiệu, cho đến khi hơi cay được áp dụng. Hàng nghìn cổ động viên trên khán đài hoảng loạn tìm lối ra và đỉnh điểm là giẫm đạp lên nhau để tiến về cửa số 10, 12, khiến thảm họa xảy ra với hàng trăm người thiệt mạng.

Giới chức trách Indonesia lên tiếng sau vụ việc. Ảnh: CMH.
Giới chức trách Indonesia lên tiếng sau vụ việc. Ảnh: CMH

Tổng thống Joko Widodo ngay lập tức đã ra lệnh mở cuộc điều tra, xem xét lại mức độ an toàn đối với tất cả các trận đấu bóng đá và chỉ đạo Liên đoàn bóng đá nước này tạm dừng tất cả các trận đấu cho đến khi tình trạng an ninh được cải thiện.

"Tôi vô cùng hối tiếc về thảm kịch này và hi vọng đây sẽ là thảm kịch cuối cùng ở đất nước chúng ta", ông Widodo phát biểu trước báo chí.

Trước đó, đã từng có những vụ việc tương tự xảy ra tại khắp các sân vận động trên thế giới, tiêu biểu phải kể đến vụ giẫm đạp tại trận đấu tranh vé dự vòng loại Olympic giữa Peru - Argentina tại Sân vận động Quốc gia Lima năm 1964 khiến 320 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.

HOÀNG HUÊ
TIN LIÊN QUAN

Bồi thường 10 triệu Rp cho mỗi nạn nhân thiệt mạng vì hỗn loạn ở Indonesia

Chi Trần |

Gia đình 130 nạn nhân (số liệu CNN Indonesia cập nhật đến trưa 2.10) thiệt mạng trong vụ hỗn loạn của bóng đá Indonesia sẽ được chính quyền bồi thường 10 triệu Rp (15 triệu ).

Báo chí Indonesia: Vụ hỗn loạn tổn thất hơn cả thảm kịch Hillsborough

Chi Trần |

Truyền thông Indonesia bàng hoàng trước vụ hỗn loạn khiến hơn 130 người thiệt mạng (cập nhật đến trưa 2.10). Số nạn nhân còn nhiều hơn thảm kịch Hillsborough.

Điều tra vụ hỗn loạn ở sân vận động bóng đá tại Indonesia

NGUYỄN ĐĂNG |

Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia, ông Zainudin Amali cho biết sẽ điều tra việc cảnh sát sử dụng hơi cay ở vụ hỗn loạn tại sân Kanjuruhan, khiến 130 người thiệt mạng (theo cập nhật mới nhất trưa 2.10).

Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo chí

ANH HUY |

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đề nghị một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Dân nói bị tai nạn do dự án rào chắn sơ sài?

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Đơn vị thi công nói gì về Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng (TP Huế) che chắn sơ sài, đã có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.

Bồi thường 10 triệu Rp cho mỗi nạn nhân thiệt mạng vì hỗn loạn ở Indonesia

Chi Trần |

Gia đình 130 nạn nhân (số liệu CNN Indonesia cập nhật đến trưa 2.10) thiệt mạng trong vụ hỗn loạn của bóng đá Indonesia sẽ được chính quyền bồi thường 10 triệu Rp (15 triệu ).

Báo chí Indonesia: Vụ hỗn loạn tổn thất hơn cả thảm kịch Hillsborough

Chi Trần |

Truyền thông Indonesia bàng hoàng trước vụ hỗn loạn khiến hơn 130 người thiệt mạng (cập nhật đến trưa 2.10). Số nạn nhân còn nhiều hơn thảm kịch Hillsborough.

Điều tra vụ hỗn loạn ở sân vận động bóng đá tại Indonesia

NGUYỄN ĐĂNG |

Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia, ông Zainudin Amali cho biết sẽ điều tra việc cảnh sát sử dụng hơi cay ở vụ hỗn loạn tại sân Kanjuruhan, khiến 130 người thiệt mạng (theo cập nhật mới nhất trưa 2.10).