Lưu ý điều trị trẻ mắc tay chân miệng tại nhà

THUỲ TRANG |

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi và bệnh thường nhẹ. Thông thường trẻ mắc bệnh được điều trị tại nhà. Phụ huynh cần lưu ý những điều sau để chăm sóc trẻ đúng cách, tránh biến chứng nặng.

Ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu          

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có bọng nước, vết loét trong miệng khiến cho trẻ biếng ăn hơn. Do đó cần chế biến cho trẻ những món ăn mềm, lỏng.

Nếu trẻ không ăn được nhiều trong một lần, nên chia làm nhiều bữa để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Cho trẻ uống nhiều nước mát, nước ép trái cây và ăn thức ăn dễ tiêu. Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng thìa mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua, cay, nóng.

Không nên ép trẻ ăn vì sẽ làm trẻ sợ ăn, dẫn tới biếng ăn sau này.

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Hiện tại bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Với những trẻ được cho về điều trị, theo dõi tại nhà chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt từ 38,50C thì dùng thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10 – 15mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ, tuyệt đối không sử dụng Aspirine để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em.

Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn, có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được; tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

Đảm bảo vệ sinh cho trẻ và người chăm sóc          

Quần áo, tã lót của trẻ bị bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như Cloramin B hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.

Vật dụng cá nhân của trẻ như bình sữa, ly/cốc, chén/bát, muỗng... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng.

Thường xuyên lau dọn nhà cửa, đồ chơi của trẻ.

Cách ly với trẻ chưa mắc bệnh

Trẻ xác định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát để ngăn chặn sự lây nhiễm cho trẻ khác trong môi trường học đường.

Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách để tránh lây bệnh. Khuyến khích trẻ bệnh không nên chơi chung với trẻ lành trong thời gian mắc bệnh.

Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bị bệnh nên đeo khẩu trang cho mình và cả trẻ, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành.

Theo dõi sát trẻ

Trong thời gian 7 ngày kể từ lúc bị bệnh, ngoài việc chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo đơn thì phải đưa trẻ đi tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm những diễn biến bất thường

Khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau, phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện:

- Sốt cao; thở bất thường;

- Quấy khóc liên tục; khó ngủ hoặc ngủ li bì, hoặc ngủ gà;

- Giật mình, hốt hoảng, chới với;

- Ngồi không vững hoặc đi loạng choạng; run tay, chân hoặc co giật;

- Vã mồ hôi; nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú; yếu tay chân; da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

3 triệu chứng báo hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương |

Bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Do đó, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố quan trọng giúp giảm tỉ lệ mắc và biến chứng nặng ở trẻ.

Ninh Bình: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng cao

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Một tuần trở lại đây, mỗi ngày, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình tiếp nhận từ 100-150 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp hơn 3 lần so với thời gian trước đó.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường |

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (Khoa Nhi, Bệnh viện Quân Y 103), cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ bị tay chân miệng, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời.

Giá vàng tăng kỷ lục: Chờ 2 tiếng chỉ để mua 1 chỉ vàng

Thanh Bình - Phương Anh |

Sáng 27.9, sau 30 phút mở bán, hàng loạt cửa hàng vàng trên tuyến phố Cầu Giấy (Hà Nội) đã hết sạch vàng để bán.

Ông Trump - bà Harris một 9 một 10 ở các bang chiến địa

Ngọc Vân |

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris đang bám đuổi sít sao ở các bang chiến địa quan trọng.

Chen chân mua iPhone 16 sớm tại TPHCM

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

Tại TPHCM, các cửa hàng đều đông khách hàng đến nhận iPhone 16 sớm. Khách hàng đều tỏ ra vô cùng phấn khích khi sở hữu chiếc điện thoại này.

Thông báo quan trọng cho trái chủ trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 27.9, TAND TPHCM phát thông báo quan trọng đến các bị hại mua trái phiếu trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Có thể nâng ngưỡng miễn thuế trong Dự thảo Luật thuế GTGT

Minh Ánh |

Hiện ngưỡng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh đang được xem xét nên là dưới 200 hay 300 triệu đồng/năm.

3 triệu chứng báo hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương |

Bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Do đó, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố quan trọng giúp giảm tỉ lệ mắc và biến chứng nặng ở trẻ.

Ninh Bình: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng cao

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Một tuần trở lại đây, mỗi ngày, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình tiếp nhận từ 100-150 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp hơn 3 lần so với thời gian trước đó.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường |

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (Khoa Nhi, Bệnh viện Quân Y 103), cha mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ bị tay chân miệng, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời.