Lợi thế sinh bất cập

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Đó là nhận định của TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - thành viên nhóm tư vấn phát triển vùng duyên hải miền Trung, trước hiện trạng các địa phương khu vực này có tâm lý, “họ có gì, ta có đó”.

Với đường bờ biển dài hơn 1.200km, hiện từ Quảng Bình đến Ninh Thuận có 13 cảng biển, trong đó có 7 cảng biển loại 1. Theo ông Thiên đánh giá: Nhiều cảng biển tốt là lợi thế tự nhiên hầu như “tuyệt đối”.

Tuy vậy cũng cần cảnh báo, nếu không biết phát huy đúng cách, lợi thế to lớn có thể trở thành yếu tố kìm hãm, dễ chuyển thành bất lợi thế, có tác động phá vỡ các nỗ lực phát triển của mỗi địa phương. 

Bằng chứng, hiện nay đang diễn ra cuộc cạnh tranh phát triển cảng biển đang diễn ra quyết liệt giữa các tỉnh Miền Trung là điển hình của nghịch lý này. Thừa Thiên-Huế có cảng Chân Mây; đến Đà Nẵng, rồi Quảng Nam có cảng Kỳ Hà; cảng Dung Quất ở Quảng Ngãi. Vào 200km Bình Định có cảng Quy Nhơn... Cảng nào cũng đều có vị thế thuận lợi, nên khó “nhường nhau” trong nỗ lực phát triển.

Trên thực tế, vì lợi ích địa phương, mỗi tỉnh đều muốn phát triển tối đa cảng của mình, mặc kệ cảng sát ngay bên cạnh. Theo ông Thiên, đó là tình thế “hai con dê qua cầu” trong nỗ lực phát triển lợi thế cảng biển (và cảng hàng không cũng vậy) đang được xác lập giữa các tỉnh trong vùng.

Ngoài ra, hiện toàn vùng duyên hải Miền Trung có 6 khu kinh tế ven biển, diện tích quy hoạch 152.000ha, tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, lọc hóa dầu, nhưng hầu như chưa được khai thác đáng kể, ngoại trừ Dung Quất và Chu Lai. Sự dày đặc các khu kinh tế ven biển và các khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện tại lại không phải là một chỉ báo chứng tỏ vùng đã có một “hậu phương công nghiệp” mạnh, mà mang lại hệ lụy các địa phương tranh nhau “hạ giá”, mở ưu đãi để thu hút đầu tư cùng những lĩnh vực sản xuất giống nhau.

Theo TS Trần Đình Thiên, đó là vòng luẩn quẩn phát triển đang hình thành ở vùng kinh tế nhiều lợi thế và tiềm năng này. Càng ra sức đầu tư phát huy lợi thế, sức hấp dẫn đầu tư càng bị phân tán, xu hướng cạnh tranh “cùng xuống đáy” giữa các tỉnh lại càng khốc liệt. Đó thực sự là một nguy cơ phát triển của vùng, cần được đặt ra, nếu không muốn nói, từ lợi thế, do thiếu tính liên kết, các tỉnh Miền Trung đang đẩy nhau vào thế bất lợi.

NGUYỄN TRUNG HIẾU
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm tại tòa sáng nay

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, có mặt tại tòa sáng nay.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, nông dân mất trắng hàng tỉ đồng

Minh Thương |

Hà Nội - Sau bão lũ, hàng loạt hộ dân tại làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ) mất trắng cả vườn đào ươm cho vụ Tết, thiệt hại hàng tỉ đồng.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Một số tỉnh cho học sinh nghỉ học tránh bão

NHÓM PV |

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ chịu ảnh hưởng đã cho học sinh nghỉ học để tránh bão.

Israel tấn công Lebanon, tuyên bố giai đoạn cuộc chiến mới

Song Minh |

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết đã tiến hành không kích vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền nam Lebanon.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 giật cấp 10

AN AN |

Sáng sớm nay (19.9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024.