Câu chuyện quản lý:

Thị thực hỗ trợ du lịch

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Hiện Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về số lượng khách quốc tế đến thăm với hơn 10 triệu lượt người năm 2016, xấp xỉ 31% so với Thái Lan, 37% của Malaysia và 83% so với Indonesia…

Tổng cục Du lịch cũng cho biết, theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp hạng 67/136 nền kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2015 và thuộc nhóm 10 nền kinh tế cải thiện mạnh nhất về thứ hạng; xếp hạng 5 và đứng đầu về mức độ cải thiện thứ hạng trong ASEAN so với đánh giá 2015. Và hơn hết tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam cao thứ 2 khu vực. Trong giai đoạn 2011-2016, du lịch Việt Nam tăng trưởng 11%, chỉ thấp hơn Myanmar và Campuchia.

Riêng năm 2016, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực với chỉ số 26%, trong khi nhiều nước trong khu vực đang giảm. So với các nước, tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ, tài nguyên tự nhiên, sức cạnh tranh về giá, nhân lực và thị trường lao động… của Việt Nam là điểm mạnh và được xếp thứ hạng cao trên thế giới (từ 30-37). Tuy vậy các chỉ số quan trọng khác như mức độ bền vững về môi trường, chất lượng hạ tầng du lịch, mức độ ưu tiên cho ngành du lịch thì lại rất thấp (đều ở thứ hạng trên 100).

Đặc biệt, theo đánh giá chung của WEF thì chỉ số yêu cầu thị thực nhập cảnh của Việt Nam chỉ xếp hạng 116, thấp nhất trong các nước ASEAN. Đến thời điểm hiện tại, ta miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 22 nước, trong khi đó Indonesia miễn cho 169 nước và vùng lãnh thổ; Singapore là 158, Philippines 157, Malaysia 155… Các nước Malaysia có 35 văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài, Thái Lan có 28 văn phòng, Singapore 23 văn phòng… còn Việt Nam đến nay vẫn chưa có văn phòng đại diện du lịch nào ở nước ngoài.

Mới đây, Bộ Văn hóa, thể thao du lịch (VHTTDL) đã đề xuất Chính phủ nhiều nhóm giải pháp để đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt được mục tiêu tăng trưởng 30% trong năm 2017, trong đó phải tận dụng cho được cơ hội của Năm APEC 2017, để tăng cường xúc tiến quảng bá tại chỗ và ở nước ngoài. Song song đó cánh cửa miễn thị thực nhập cảnh cần mở rộng hơn nữa, chứ không thể rón rén như hiện nay, đồng thời sớm thực hiện cấp thị thực điện tử (e-visa) mà hiện nay đang là xu thế các nước đang xúc tiến thực hiện mạnh mẽ. Có thực hiện được các điều trên, thì mong muốn đuổi kịp Thái Lan, Singapore, Malaysia trong tương lai gần của Bộ trưởng VHTTDL trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, mới hy vọng sớm thành hiện thực.

NGUYỄN TRUNG HIẾU
TIN LIÊN QUAN

Cần tiếp tục “cải cách”

|

Bộ Công Thương đã ra nhiều văn bản chấm dứt (hoặc cam kết bãi bỏ) hàng loạt các quy định hiện hành về quản lý hàng hóa chuyên ngành, vốn lâu nay gây bức bối, ách tắc trong cộng đồng doanh nghiệp.

Quản lý đất đai và sai sót… lịch sử

NHIỆT BĂNG |

Ở các địa phương, việc người dân khai hoang, vỡ hóa phát triển kinh tế vườn, rừng là nhu cầu chính đáng. Mảnh đất họ cắm dùi làm ăn đến nay đã được 5 năm, 10 năm hoặc hơn thế nữa. Nhưng đối với chính quyền cấp xã, công tác quản lý đất đai dạng này lại bị buông lỏng.

“Phanh” hỏa tốc... bị lờn

THẨM HỒNG THỤY |

Các tường thuật về cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp taxi truyền thống với Grab, Uber tại Bộ GTVT ngày 28.6 cho rằng đã trở thành cuộc tranh cãi nảy lửa của hai phía lợi ích. Bộ GTVT đứng ở giữa, đang phải xem xét thế nào để hài hòa các bên và lợi ích người tiêu dùng. 

Trời mưa, đất chịu!

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Cách đây không lâu, người dân và doanh nghiệp cả mừng khi nhiều trạm thu phí đường bộ, hầm đèo được bãi bỏ. 

Luật thì phải công bằng!

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

TP.Đà Nẵng đã có quyết định tháo dỡ toàn bộ “dãy phố” xây dựng theo kiểu cổ của Công ty Thế Duy, hạn cuối là ngày 22.6. 

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Sạt lở khiến một ngôi trường đang xây có nguy cơ đổ sập

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một ngôi trường đang xây dựng thì bị đất đá sạt lở, hậu quả khiến công trình xô nghiêng, nứt và có nguy cơ đổ sập.

Bão số 4 gây mưa, vườn nhà dân xuất hiện hố sụt lún

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng bão số 4 đã gây mưa, khiến 1 hố sụt lún xuất hiện ở vườn nhà dân ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Cần tiếp tục “cải cách”

|

Bộ Công Thương đã ra nhiều văn bản chấm dứt (hoặc cam kết bãi bỏ) hàng loạt các quy định hiện hành về quản lý hàng hóa chuyên ngành, vốn lâu nay gây bức bối, ách tắc trong cộng đồng doanh nghiệp.

Quản lý đất đai và sai sót… lịch sử

NHIỆT BĂNG |

Ở các địa phương, việc người dân khai hoang, vỡ hóa phát triển kinh tế vườn, rừng là nhu cầu chính đáng. Mảnh đất họ cắm dùi làm ăn đến nay đã được 5 năm, 10 năm hoặc hơn thế nữa. Nhưng đối với chính quyền cấp xã, công tác quản lý đất đai dạng này lại bị buông lỏng.

“Phanh” hỏa tốc... bị lờn

THẨM HỒNG THỤY |

Các tường thuật về cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp taxi truyền thống với Grab, Uber tại Bộ GTVT ngày 28.6 cho rằng đã trở thành cuộc tranh cãi nảy lửa của hai phía lợi ích. Bộ GTVT đứng ở giữa, đang phải xem xét thế nào để hài hòa các bên và lợi ích người tiêu dùng. 

Trời mưa, đất chịu!

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Cách đây không lâu, người dân và doanh nghiệp cả mừng khi nhiều trạm thu phí đường bộ, hầm đèo được bãi bỏ. 

Luật thì phải công bằng!

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

TP.Đà Nẵng đã có quyết định tháo dỡ toàn bộ “dãy phố” xây dựng theo kiểu cổ của Công ty Thế Duy, hạn cuối là ngày 22.6.