Câu chuyện quản lý:

Trời mưa, đất chịu!

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Cách đây không lâu, người dân và doanh nghiệp cả mừng khi nhiều trạm thu phí đường bộ, hầm đèo được bãi bỏ. 

Thế nhưng, niềm vui chưa kịp trọn thì lừng lững nhiều trạm thu phí B.O.T lại mọc lên. Không chỉ dày đặc hơn trước, mà giá phí tăng bình quân đến mấy trăm phần trăm. Ví dụ đoạn ngắn quốc lộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đoạn từ Bắc hầm Hải Vân sau khi bỏ thu phí hầm Hải Vân thì sinh ra trạm thu phí hầm Phú Gia, Phước Tượng và trạm vào TP. Huế. Giá vé xe con từ 15.000 đồng lên 35.000 đồng mỗi lượt qua trạm. Chưa đầy 500 km từ Đà Nẵng vào đến Nha Trang (Khánh Hòa), cũng có đến 8 trạm thu phí, cùng hạng 35.000 đồng cho xe dưới 7 chỗ (trước đây bình quân 10-15 nghìn đồng).

Theo Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ thì từ tháng 6.2012, các loại ôtô sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Hiện mỗi đầu phương tiện nặng gánh thuế phí có thể kể đến như phí xăng dầu, phí bảo trì đường bộ, phí đường bộ tại các trạm thu phí, lệ phí đăng kiểm, phí bảo hiểm... Riêng đối với các loại xe mới, doanh nghiệp còn phải chịu thêm rất nhiều tiền thuế và phí như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, phí trước bạ...

Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam - cho rằng, cần giảm phí bảo trì đường bộ cho xe đi tuyến cố định trên đường BOT để không bị chồng phí. Về nguyên tắc, đã đóng phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện hàng tháng, khi lưu thông qua các trạm thu phí thì không phải đóng phí nữa. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp đầu tư dự án đường BOT và thu phí, trong mức thu phí đường BOT đã bao gồm cả phí bảo trì, bảo dưỡng tuyến đường… Trong thời gian thu phí hoàn vốn, chủ đầu tư dự án đường BOT có trách nhiệm bảo trì tuyến đường.

Hiện nay trên các tuyến quốc lộ chỉ còn các trạm thu phí BOT. Doanh nghiệp đầu tư tính toán vị trí đặt trạm sao cho thu được nhiều nhất mà ít nghĩ đến lợi hại cho cư dân địa phương và các doanh nghiệp phải oằn lưng cõng phí. Một số tỉnh phía Bắc đã xảy ra phản ứng tập thể của người dân, thì doanh nghiệp và chính quyền địa phương mới chịu… lùi bước. Xét cho cùng, “trời mưa, đất chịu”. Phí lưu thông trên các tuyến quốc, tỉnh lộ hiện nay, nói là thu trực tiếp từ doanh nghiệp vận tải, nhưng thực tế, tất cả chi phí phát sinh đều phải đưa vào giá thành sản phẩm và người dân cuối cùng phải gánh chịu tất cả các khoản chi phí này. Phải chăng người dân thì không biết kêu vào đâu, nên cứ vậy mà tha hồ nén?

NGUYỄN TRUNG HIẾU
TIN LIÊN QUAN

Luật thì phải công bằng!

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

TP.Đà Nẵng đã có quyết định tháo dỡ toàn bộ “dãy phố” xây dựng theo kiểu cổ của Công ty Thế Duy, hạn cuối là ngày 22.6. 

Giải pháp gốc rễ

Hiếu Bình |

Bờ biển Cửa Đại (TP. Hội An, Quảng Nam) xói lở nghiêm trọng trên toàn tuyến đã gây không ít lo lắng cho doanh nghiệp du lịch cũng như chính quyền cùng người dân Hội An.

Câu chuyện quản lý: Nhờn thuốc!

TRẦN HÓA |

Lợi dụng hiện nay thời điểm mực nước trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) đang khô cạn, ngay giữa ban ngày “cát tặc” cả gan đưa máy móc ra giữa sông để khai thác cát, sỏi, ảnh hưởng đến đời sống, đất sản xuất nông nghiệp, gây sạt lỡ đôi bờ.

Câu chuyện quản lý: Pjico, án đã tuyên, nên trả tiền!

XUÂN NHÀN |

Bảo hiểm là nội dung quan trọng của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về “Một số chính sách phát triển thủy sản”. Mức hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên; 70 - 90% phí bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ là cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ đối với tai nạn, rủi ro có thể xảy ra đối với ngư dân cùng tài sản của họ trên hải trình mưu sinh, gắn với sứ mệnh bảo vệ chủ quyền.

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Sạt lở khiến một ngôi trường đang xây có nguy cơ đổ sập

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một ngôi trường đang xây dựng thì bị đất đá sạt lở, hậu quả khiến công trình xô nghiêng, nứt và có nguy cơ đổ sập.

Bão số 4 gây mưa, vườn nhà dân xuất hiện hố sụt lún

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng bão số 4 đã gây mưa, khiến 1 hố sụt lún xuất hiện ở vườn nhà dân ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Dự án 3 lần lùi tiến độ bị thanh tra toàn diện tại Quảng Nam

Lam Duy |

Dự án của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Viesky bị thanh tra toàn diện tại Quảng Nam có 3 lần xin điều chỉnh tiến độ.

Luật thì phải công bằng!

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

TP.Đà Nẵng đã có quyết định tháo dỡ toàn bộ “dãy phố” xây dựng theo kiểu cổ của Công ty Thế Duy, hạn cuối là ngày 22.6. 

Giải pháp gốc rễ

Hiếu Bình |

Bờ biển Cửa Đại (TP. Hội An, Quảng Nam) xói lở nghiêm trọng trên toàn tuyến đã gây không ít lo lắng cho doanh nghiệp du lịch cũng như chính quyền cùng người dân Hội An.

Câu chuyện quản lý: Nhờn thuốc!

TRẦN HÓA |

Lợi dụng hiện nay thời điểm mực nước trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) đang khô cạn, ngay giữa ban ngày “cát tặc” cả gan đưa máy móc ra giữa sông để khai thác cát, sỏi, ảnh hưởng đến đời sống, đất sản xuất nông nghiệp, gây sạt lỡ đôi bờ.

Câu chuyện quản lý: Pjico, án đã tuyên, nên trả tiền!

XUÂN NHÀN |

Bảo hiểm là nội dung quan trọng của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về “Một số chính sách phát triển thủy sản”. Mức hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên; 70 - 90% phí bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ là cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ đối với tai nạn, rủi ro có thể xảy ra đối với ngư dân cùng tài sản của họ trên hải trình mưu sinh, gắn với sứ mệnh bảo vệ chủ quyền.