Cẩn trọng “sập bẫy” học phí đại học, phụ huynh, thí sinh trở thành nạn nhân

HUYÊN NGUYỄN |

Chọn trường xét tuyển đại học 2022, thí sinh cần rất thận trọng khi tìm hiểu thông tin về học phí bởi có nhiều “chiêu thức” để qua mắt khiến phụ huynh học sinh dễ dàng trở thành nạn nhân của “bẫy” học phí và phải nai lưng kiếm tiền nộp.

Nhiều quảng cáo “loá mắt” thí sinh 

Những năm gần đây, nhiều trường đại học thường dùng chính sách giảm, ưu đãi học phí hay những lời quảng cáo “có cánh” để thu hút thí sinh. Một số lời quảng cáo quen thuộc như học phí chỉ x triệu đồng; giảm học phí khi nộp hồ sơ sớm nhất, giảm 25-50-100% học phí;...

Nhưng trên thực tế, khi tìm hiểu kỹ thông tin thì không ít thí sinh “ngã ngửa” bởi chỉ được giảm ban đầu còn số tiền phải nộp sau đó có thể sẽ rất cao hay giảm học phí nhưng yêu cầu học thêm nhiều lớp chứng chỉ, kỹ năng với chi phí không hề nhỏ.

Một “chiêu bài” khác được đưa ra là lập lờ mức học phí, chỉ đưa ra mức rất thấp trong kỳ hoặc năm đầu tiên nhưng sẽ tăng liên tiếp trong các kỳ sau đó. Có trường chỉ công bố mức học phí theo tín chỉ mà “cố tình quên” nêu tổng số tín chỉ một khoá để phụ huynh, học sinh theo dõi. Trong học kỳ đầu khi gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh, nhà trường chỉ sắp xếp rất ít tín chỉ học khiến nhiều người lầm tưởng học phí thấp.

Một cách tinh vi hơn là chia nhỏ kỳ học trong năm. Nếu như ở bậc phổ thông, phụ huynh, học sinh quen thuộc với việc 1 năm học có 2 kỳ thì lên đại học, các trường sẽ chia nhỏ thành 3 – 4 học kỳ trong năm. Như vậy, khi nghe số tiền học phí đóng cho 1 học kỳ tưởng chừng là thấp nhưng thực chất lại đang ở mức cao.

“Ma hồn trận” học phí

Phân tích cụ thể một số trường hợp trong cùng phân khúc như sau (tên trường được mã hoá về ký tự):

 

Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy trường E mặc dù đưa ra mức học phí thấp 18 triệu đồng/kỳ nhưng chi phí cả khoá học (4 năm) lên tới gần 315 triệu đồng. Điều này tương tự với trường H, học phí chỉ là 16 triệu đồng/kỳ nhưng con số tổng học phí có thể lên tới mức gần 214 triệu đồng.

Nguyên nhân của việc con số tổng học phí tăng cao ngất là do trường chia thành nhiều kỳ học mỗi năm. Cùng với đó, biến động chính sách học phí của trường cũng quy định tăng 6 – 7% mỗi năm.

Trong khi đó, ở trường P và L mức học phí mỗi năm có thể tăng tới 8-10%, cùng với đó là mức thu chứng chỉ ngoài dẫn đến học phí tiếp tục “leo thang”.

 

Còn trường B và S nhìn qua có thể gây “choáng” về mức học phí nhưng thực chất lại đang ở top thấp và thí sinh có thể tính rất rõ ràng về chi phí sẽ phải đóng khi theo học.

Ngoài ra, theo ghi nhận của Lao Động đến sáng 15.8, Trường Đại học L chưa công bố mức học phí cho năm học 2022, trong khi đó, thời điểm chốt hồ sơ đăng ký nguyện vọng của thí sinh đang tới rất gần (hạn cuối là 17h ngày 20.8). Nếu tính theo thông báo mức học phí của năm 2021 thì phụ huynh cũng rất khó để có thể biết được học phí chi tiết của một khoá.

Cụ thể, nhà trường công bố đơn giá tín chỉ từ 1.000.000 đến 1.490.000 đồng/tín chỉ. Từ năm học thứ 2, học phí có thể được điều chỉnh nhưng nếu tăng thì không quá 8% so với đơn giá tín chỉ của năm học trước đó. Việc chậm công bố học phí cũng là một “chiêu bài” để hút thí sinh.

Một phần thông báo công bố học phí của Trường L.
Một phần thông báo công bố học phí của Trường Đại học L.

Càng dễ có ưu đãi khả năng “sập bẫy” càng cao

Theo TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), hiện nay, thông tin về học phí của các trường đại học còn chưa rõ ràng. Có trường đưa ra mức học phí nghe qua tưởng “dễ ăn” nhưng có thể thí sinh sẽ hối hận nếu biết rõ bản chất cách tính.

“Phụ huynh, học sinh hiện còn rất mập mờ về học phí khi thông tin nhiều trường đưa ra không rõ ràng. Khi đã lỡ “dính bẫy” thì phụ huynh chỉ biết nai lưng ra đóng học phí, nếu không đóng được thì chấp nhận phần thiệt thòi về con mình. Và như vậy sẽ trở thành nạn nhân của “bẫy” học phí”, ông Khuyến thẳng thắn cho hay.

Thí sinh nghe tư vấn tuyển sinh đại học 2022. Ảnh: HN
Thí sinh nghe tư vấn tuyển sinh đại học 2022. Ảnh: HN

Theo ông Khuyến, hiện Bộ GDĐT đã yêu cầu các trường phải công khai học phí nhưng vẫn có những cách “lách” vì yêu cầu công khai rộng rãi nhưng không nói cách thức cụ thể là như thế nào, hình thức ra sao… Có trường chỉ đưa một vài dòng thông tin rất nhỏ trong đề án tuyển sinh hay đăng lên sau đó “giấu” ở một vị trí rất khó tìm ra; thậm chí có trường không công khai học phí đúng thời gian quy định, đợi khi “ván đã đóng thuyền” mới công bố.

“Tôi cho rằng cần có những quy định rõ ràng hơn trong công khai học phí, chương trình đào tạo,… Ví dụ, cần quy định rõ về thời gian công bố, vị trí đăng thông tin công bố, số lần công bố… để phụ huynh, học sinh dễ dàng tiếp cận thông tin. Hiện các trường được tự chủ nhưng cần phải nhấn mạnh tự chủ đi kèm trách nhiệm giải trình, phải công khai, minh bạch”, TS Lê Viết Khuyến nêu.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

“Sát nút” kết thúc đăng ký nguyện vọng, Đại học Văn Lang vẫn chưa công bố học phí

HUYÊN NGUYỄN |

Chỉ còn 1 tuần nữa là kết thúc thời gian đăng ký xét tuyển đại học (đợt 1) năm 2022 nhưng đến nay, Trường Đại học Văn Lang (VLU) vẫn chưa công bố học phí khiến phụ huynh đứng ngồi không yên.

Học phí ngành Tài chính - Ngân hàng của nhiều trường đại học

Trang Hà |

Dưới đây là mức học phí ngành Tài chính - Ngân hàng của Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngân hàng TPHCM, Đại học Kinh tế TPHCM.

Đại học Cần Thơ tăng học phí tất cả các ngành năm học 2022 - 2023

Yến Phương |

Cần Thơ - Trường Đại học Cần Thơ công bố học phí năm học 2022 - 2023, theo đó học phí bình quân cả năm mỗi sinh viên dao động từ 13,2 – 19,5 triệu đồng tùy từng ngành. Trong đó có ngành tăng 7,8 triệu đồng so với năm học 2021 - 2022.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.