Để Lịch sử trở thành môn học được học sinh gật đầu lựa chọn

Thiều Trang |

Nhiều ý kiến cho rằng, nhà trường, giáo viên cần thay đổi cách dạy, cách kiểm tra đánh giá để có những tiết học lịch sử thú vị, giúp học sinh yêu thích và bằng lòng lựa chọn môn Lịch sử.

"Lịch sử giống như tấm hộ chiếu"

Dành tình yêu đặc biệt cho lịch sử dân tộc từ nhỏ, Bùi Quỳnh Nga - học sinh lớp 12 chuyên Sử, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên - đã cháy cùng đam mê của mình trong những năm tháng học trò. Để rồi, em xuất sắc gây tiếng vang khi lập “cú đúp” 2 năm liên tục đạt giải Nhất cấp quốc gia môn Lịch sử.

Với Nga, học Lịch sử không đơn giản là hoàn thành nhiệm vụ với một môn học, đó còn là cách để giữ nước. Vì học lịch sử sẽ giúp học sinh có những cách nhìn, quan điểm đúng đắn về mọi vấn đề của đất nước, không bị những thành phần xấu tác động nhằm chia rẽ dân tộc. Đồng thời, học lịch sử sẽ nâng cao niềm tự hào, tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc.

"Đặc biệt, để đưa được hình ảnh đất nước ra ngoài thế giới, để bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam thì thế hệ trẻ càng phải biết về lịch sử dân tộc. Lịch sử giống như tấm hộ chiếu, nếu không có hộ chiếu thì làm sao có thể khẳng định được mình đến từ đâu và mình đại diện cho đất nước nào" - Quỳnh Nga chia sẻ.

Từng "cãi lời" bố mẹ để quyết tâm tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử, em Như Quỳnh - học sinh lớp 9 Trường THCS Đông Văn (Thanh Hóa) - cho biết, bản thân yêu thích môn học này vì nhiều lý do.

"Ngày còn bé, em rất thích nghe bà nội kể chuyện về sự anh dũng của các chiến sĩ bộ đội trong các cuộc chiến. Em còn được nghe ông kể về Bác Hồ, bác Giáp. Sau này, khi học cấp 1 rồi lên cấp 2, em rất thích đọc những kiến thức lịch sử. Nó giúp em tìm về cội nguồn dân tộc, hiểu sâu hơn về những gì ông bà đã kể.

Em thích môn Lịch sử còn vì cô giáo dạy rất truyền cảm và dễ hiểu, cô thường liên hệ thực tiễn để chúng em dễ hình dung. Từ đó, cho chúng em thấy rằng, lịch sử không chỉ là dữ kiện khô khan trong quá khứ mà là những mảnh ghép lịch sử rất sống động và lý thú" - Như Quỳnh chia sẻ.

Mong muốn chương trình không nặng lý thuyết, kiểm tra không "ép" học thuộc

Khẳng định Lịch sử là môn học thú vị và quan trọng đối với học sinh cấp THCS, em Phạm Thị Huyền - học sinh lớp 8 Trường THCS Tân Phong (Thái Bình) - cho hay, có rất nhiều bạn thích tìm tòi kiến thức có liên quan đến lịch sử nhưng sợ phải học thuộc lòng để đi thi và làm bài kiểm tra. Vì vậy, Huyền hy vọng chương trình mới sẽ không đặt nặng lý thuyết vào môn học, cho học sinh được trải nghiệm và thực hành nhiều hơn.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra kiến thức không nên đặt nặng vấn đề học thuộc lòng số liệu hay dữ kiện lịch sử theo mô tuýp "nguyên nhân - diễn biến - kết quả - bài học lịch sử". Nữ sinh mong mỏi được thực hiện các dự án học tập, được bàn bạc thảo luận cùng bạn bè trong bài tập cuối môn.

"Học cùng nhau, trao đổi thảo luận và thực hiện cùng nhau sẽ giúp chúng em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, tránh áp lực về việc học thuộc lòng sự kiện lịch sử. Đặc biệt, nếu điều kiện cho phép, chúng em rất mong được tham gia các chuyến tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, tượng đài anh hùng dân tộc..." - Huyền bộc bạch.

Bày tỏ quan điểm về việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay, Nguyễn Hồng Nhật - cựu học sinh chuyên Sử - Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang - cho rằng, học Lịch sử không khó nếu học trò có đam mê. Trong đó, vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Các thầy cô phải biết cách truyền “ngọn lửa” đam mê, khơi gợi cảm hứng và tạo động lực cho học sinh. Để từ đó những con số, sự kiện không còn khô cứng.

"Khi đã khơi nguồn cảm hứng cho học sinh, thầy cô sẽ dạy cho các em phương pháp, kỹ năng nhớ kiến thức, say sưa với kiến thức và có thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Có như vậy, học sinh mới tự nguyện học môn Lịch sử" - Hồng Nhật chia sẻ.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Thí sinh tự do đồng loạt kiến nghị giữ nguyên điểm ưu tiên khu vực

Thiều Trang |

Hiện nay, nhiều thí sinh tự do có chung bức xúc vì bị mất quyền cộng điểm ưu tiên khu vực. Trên một số diễn đàn thi cử, các thí sinh đang kêu gọi gửi kiến nghị đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Để học sinh chọn môn Lịch sử: Quan trọng là thầy cô dạy như thế nào

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu triển khai đối với lớp 10. Theo đó, Lịch sử sẽ chính thức thuộc nhóm môn lựa chọn. Điều này làm nảy sinh lo ngại học sinh sẽ không lựa chọn môn học này bởi tình trạng học trò không ham học Lịch sử, điểm thi thấp đã diễn ra trong những năm qua.

Đừng tranh cãi tự chọn hay bắt buộc, hãy tìm cách để học sinh yêu Lịch sử

Thiều Trang |

Trước những tranh cãi về việc môn Lịch sử trở thành môn lựa chọn ở cấp Trung học phổ thông (THPT), nhiều giáo viên cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử, xác định được năng lực và tiếp cận sâu với nguyện vọng nghề nghiệp mình yêu thích, gắn với môn học này.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.