"Giáo dục Việt Nam vẫn đặt nặng kiến thức, đóng khung “con ngoan trò giỏi"

Tường Vân |

Liên tiếp những ngày gần đây, trên cả nước xảy ra nhiều vụ tự tử mà nạn nhân đều là trẻ vị thành niên khiến dư luận bàng hoàng, thương xót. Những sự việc đáng tiếc xảy ra đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh, nhà trường và cả xã hội về việc cần xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho trẻ.

Nhìn nhận từ thực tế

Trước nay, đã có không ít học sinh do áp lực học tập, thi cử, áp lực từ gia đình, nhà trường,… mà nảy sinh các hành động tiêu cực. Thế nhưng, chỉ khi sự việc đau lòng xảy ra, phụ huynh mới giật mình và lo sợ cho tương lai con em mình.

Thực tế, các em học sinh trong những câu chuyện đau thương trên đều là những em học khá, học giỏi, được bố mẹ quan tâm, chăm sóc và thường không phải chịu cuộc sống khổ sở, khó khăn về đời sống vật chất. Điều này khiến không ít câu hỏi đặt ra về nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng trên.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, những em học sinh này đang bị bế tắc, suy nghĩ không được giải phóng. Các em không có những người bạn thân để tâm sự, giãi bày, không có kỹ năng tìm hiểu, tìm ra người có thể giúp đỡ mình nên mới dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Mà mấu chốt của vấn đề nằm ở những hạn chế còn tồn đọng trong nền giáo dục Việt Nam.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam. Ảnh: TTXVN
TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam. Ảnh: TTXVN

“Nền giáo dục Việt Nam hiện nay là vẫn chạy theo kiến thức, đóng khung “con ngoan trò giỏi”. Cả gia đình lẫn nhà trường đều chưa quan tâm, sát sao đến từng cá nhân. Gia đình chỉ mong con ngoan, trò giỏi, khỏe mạnh, không quan tâm đến những hiểu biết, tâm sự, những điều các em học sinh mong muốn. Chúng ta không đề cao giá trị con người trong khi điều quý giá nhất của cuộc sống chính là con người.

Thành ra, chúng ta áp đặt những điều chúng ta muốn lên những đứa trẻ chứ không phải xuất phát từ những điều đứa trẻ muốn. Ta vẫn coi bằng cấp, học giỏi, danh hiệu là cái căn bản. Trong khi con người sống hạnh phúc là điều quý nhất” - ông Lâm phân tích và cho rằng chương trình mới hiện nay cũng đã gần khắc phục những hạn chế của chương trình hiện hành, tức đưa học sinh trải nghiệm, đưa hiểu biết, kiến thức đi vào cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển của mỗi con người.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn luôn quan niệm học để làm điều gì to tát chứ không phải học để giải quyết cuộc sống của mỗi con người.

Cần có sự thay đổi trong tư duy

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, khó khăn, áp lực là điều tất yếu trong cuộc sống. Mỗi người có một hoàn cảnh, một điều kiện và mong muốn riêng. Nhiều em tự nhận thức, phát triển, vươn lên đáp ứng được điều đó. Nhưng nhiều em chưa đủ kĩ năng, nhận thức, chưa thể tự mình thích ứng với điều kiện hoàn cảnh xã hội, áp lực trong cuộc sống.

“Chúng ta đưa ra nhiều cái tốt đẹp, nhiều chuẩn mực nhưng chưa biết phải làm sao thích ứng với xã hội trong điều kiện mỗi người. Xã hội ngày càng văn minh, phát triển, con người càng có xu hướng tìm đến được những người có thể giúp đỡ, hỗ trợ mình vượt qua khó khăn mỗi khi cảm thấy bế tắc trong cuộc sống” – Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam phân tích.

TS Nguyễn Tùng Lâm chỉ ra rằng, ở các nước phương tây hiện đại, có rất nhiều bộ phận tư vấn về các lĩnh vực của đời sống: luật pháp, sức khỏe, kinh tế..., nhưng tại Việt Nam, việc giáo dục điều này còn hạn chế. Các em không biết tìm đến sự trợ giúp kịp thời để tháo gỡ các vấn đề về tâm lí, khó khăn trong cuộc sống, học tập.

“Tôi cho rằng, từ bé, các em phải được hướng dẫn để khi gặp phải các vấn đề khó khăn, những bế tắc, các em sẽ biết và không ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ để được giải tỏa tâm lí, giải quyết vấn đề của mình, tìm ra lối thoát. Từ đó, nhận ra được giá trị, ý nghĩa tươi đẹp của cuộc sống” - TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.

Để làm được điều này, ông nhấn mạnh quan điểm, cần phải có sự thay đổi trong tư duy của hệ thống, chương trình và quan điểm giáo dục.

Bản thân cha mẹ, thầy cô cũng phải thay đổi tư duy trong quá trình dạy học, truyền thụ kiến thức hay giao tiếp với các em hằng ngày. Làm sao để tạo dựng môi trường học tập, giáo dục an toàn, lành mạnh cho trẻ, hướng các em thấy những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, phấn đấu vươn lên, sống có lý tưởng, mục tiêu và hoài bão.

“Những sự việc đau lòng gần đây là mất mát, tổn thương quá lớn đến gia đình, nhà trường. Chúng ta không thể phán xét, mổ xẻ, bàn tán hay đổ lỗi cho bất kỳ ai. Hãy xem đây là bài học kinh nghiệm để sau này không còn những vụ việc đau thương tương tự xảy ra nữa” - Phó Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam bày tỏ.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Học sinh đi học lại, phụ huynh chờ ngày trẻ 5-11 tuổi tiêm vaccine COVID-19

Dương Anh - Thảo Anh |

Hà Nội - Học sinh đi học trở lại nhất là hình thức bán trú trẻ tiếp xúc với nhau nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Vì thế phụ huynh lại càng mong chờ đến ngày tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5 - 11 tuổi để có hàng rào bảo vệ trước dịch bệnh. 

Hà Nội: Giúp học sinh "bắt nhịp" học tập trực tiếp

Tường Vân |

Sau gần 1 năm học online tại nhà, ngày 6.4, khoảng 1 triệu học sinh tiểu học tại Hà Nội được chính thức đi học trực tiếp. Nhiều em học sinh còn bỡ ngỡ, khó khăn trong ngày đầu trở lại trường. Do đó, nhà trường đã đưa ra các phương án hỗ trợ các em nhanh chóng "bắt nhịp" với việc học trực tiếp.

Chống bệnh thành tích trong giáo dục cần thay đổi từ truyền thông

QUANG ĐẠI |

Một nguyên nhân góp phần làm trầm trọng thêm bệnh thành tích trong giáo dục là xu hướng truyền thông thường chú trọng hơi quá các danh hiệu, giải thưởng, hoạt động bề nổi hơn là thực chất.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.