Chữa bệnh thành tích trong giáo dục sẽ chữa được bệnh dối trá

Lê Thanh Phong |

Lâu nay ai cũng kêu ca bệnh thành tích trong giáo dục, nhưng nguyên nhân từ đâu, chữa cách nào cứ loay hoay mãi chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu.

Hãy đọc con số sau sẽ thấy con cái chúng ta giỏi như thế nào. Ngay cả các nước tiên tiến, có nền giáo dục xuất sắc, thấy học sinh Việt Nam học cũng phải bái phục.

Số học sinh giỏi cấp thành phố của TPHCM năm học 2020-2021 là 6.035 em, tăng hơn 2.000 em so với năm ngoái. Nhiều tỉnh thành khác cũng có số lượng học sinh giỏi tăng trong điều kiện việc dạy và học bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Với đà tăng này, chỉ vài năm, toàn bộ học sinh của nước Việt Nam đều là học sinh giỏi. Cứ như báo cáo trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, nếu cộng tất cả các con số báo cáo của các địa phương lại chắc Việt Nam trồng cây bao phủ hết diện tích cả nước, nhưng thực ra đồi vẫn cứ trọc.

Báo cáo học sinh giỏi hết cả nước, nhưng chắc chắn học sinh kém vẫn còn nhiều.

Đó chính là bệnh thành tích, nhưng nguyên nhân từ đâu?

Đương nhiên ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm trước. Các quy định thành tích cho nhà trường, cho giáo viên, cho học sinh đã kéo cả ngành chạy đua mấy chục năm nay. Trường nào cũng phải cố đạt chỉ tiêu thành tích, không có học sinh kém, chỉ khá giỏi trở lên, cho nên mới có nhiều học sinh giỏi tăng từng năm như chúng ta chứng kiến.

Và vì không có học sinh ở lại lớp vì sợ ảnh hưởng thành tích chung, cho nên lên lớp tất. Giáo viên xem chuyện học sinh "ngồi nhầm lớp" là bình thường.

Rồi cũng vì thành tích mà biến cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia của học sinh thành cuộc thi của giáo viên, học sinh chỉ nhớ đề tài để trả lời như con vẹt. Chưa dạy cho con em làm khoa học thì đã dạy sự dối trá.

Nhưng ngoài trách nhiệm của ngành giáo dục, phụ huynh cũng không thể ngoài cuộc. Chính phụ huynh đòi hỏi thành tích còn ghê gớm hơn nhà trường. Ai cũng muốn con mình phải điểm cao, vào trường chuyên lớp chọn, là "thần đồng", để mai mốt lớn lên trở thành Ngô Bảo Châu.

Hiện tượng chạy trường, chạy lớp của phụ huynh có nguyên nhân từ mong muốn thành tích học tập của con phải cao, cho cha mẹ nở mặt nở mày. Kể cả mua điểm cũng để thoả mãn cái bệnh thành tích của nhiều người.

Bệnh thành tích của nhà trường, của cha mẹ, đã biến lũ trẻ thành những con vẹt, hoặc bị vắt kiệt sức vì chuyện học. Nhưng không mấy ai nghĩ được rằng, ba cái điểm cao mang tính thành tích đó chẳng có ý nghĩa gì cho tương lai của con em mình. Không có chân tài thực học mà mang vác nhiều thành tích dỏm thì cũng chẳng làm được gì.

Dẹp được bệnh thành tích trong giáo dục thì không chỉ dẹp được bệnh dối trá cho học sinh, cho giáo viên, mà cho cả xã hội là vậy.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Học sinh giỏi tăng đột biến: Tạo nền móng học tập, không chạy theo thành tích

Chung Trang - Anh Nhàn |

Số học sinh giỏi cấp thành phố của TPHCM năm học 2020-2021 là 6.035 em, tăng hơn 2.000 em so với năm ngoái. Nhiều tỉnh thành khác cũng có số lượng học sinh giỏi tăng trong điều kiện việc dạy và học bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này đáng ra là tin vui, nhưng đang khiến nhiều người băn khoăn, liên tưởng đến “bệnh” thành tích trong giáo dục.

Lãng phí chứng chỉ ngoại ngữ: Xoá bệnh thành tích, hình thức mới mong nâng bậc trình độ ngoại ngữ

HUYÊN NGUYỄN |

Từ việc mất quá nhiều thời gian để học, thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ xin việc đến rối các quy định về chứng chỉ, tình trạng mua bán chứng chỉ tiếng Anh diễn ra tràn lan gần đây cho thấy cần có cái nhìn nghiêm túc về việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam.

Giả mạo CSGT hỗ trợ định danh biển số để lừa đảo

NHÓM PV |

Sơn La - Gần đây nhiều người dân địa phương đã bị các đối tượng gọi điện tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) với mục đích hỗ trợ cài đặt định danh biển số xe để lừa đảo.

Lao động Đồng Tháp hạnh phúc hồi hương, có việc ổn định

Lục Tùng - Phong Linh |

Đồng Tháp - Với nhiều chủ trương thiết thực, hiệu quả, Đồng Tháp không chỉ kết nối mà còn giúp người lao động hồi hương tìm thấy hạnh phúc ngay quê nhà.

Mỹ tuyên bố trừng phạt các quỹ ủng hộ Hamas

Bùi Đức |

Sau 1 năm cuộc chiến tại Dải Gaza bùng phát, nhiều quỹ hỗ trợ tài chính cho Hamas đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Sinh viên tố phải ăn cơm thừa, Đại học Bách khoa HN nhận lỗi

Vân Trang |

Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh, các em phải ăn cơm thừa, thậm chí là cơm có sâu, phân chuột khi học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Ôm mộng làm KOL, KOC kiếm tiền tỉ

NHÓM PV |

Choáng ngợp trước doanh số được các kênh bán hàng tự công bố, không ít người ôm mộng bỏ việc làm hiện tại, chuyển hướng trở thành KOL, KOC để kiếm tiền tỉ.

Lãi tiền tỉ khi chốt mua nhà trong ngõ Hà Nội sau vài năm

Minh Anh |

Hà Nội - Nhiều chủ sở hữu đã lãi hàng tỉ đồng sau khi chốt mua nhà trong ngõ tại Thủ đô chỉ sau vài năm, dù hiện trạng công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.

Học sinh giỏi tăng đột biến: Tạo nền móng học tập, không chạy theo thành tích

Chung Trang - Anh Nhàn |

Số học sinh giỏi cấp thành phố của TPHCM năm học 2020-2021 là 6.035 em, tăng hơn 2.000 em so với năm ngoái. Nhiều tỉnh thành khác cũng có số lượng học sinh giỏi tăng trong điều kiện việc dạy và học bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này đáng ra là tin vui, nhưng đang khiến nhiều người băn khoăn, liên tưởng đến “bệnh” thành tích trong giáo dục.

Lãng phí chứng chỉ ngoại ngữ: Xoá bệnh thành tích, hình thức mới mong nâng bậc trình độ ngoại ngữ

HUYÊN NGUYỄN |

Từ việc mất quá nhiều thời gian để học, thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ xin việc đến rối các quy định về chứng chỉ, tình trạng mua bán chứng chỉ tiếng Anh diễn ra tràn lan gần đây cho thấy cần có cái nhìn nghiêm túc về việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam.