Mở cửa trường học an toàn: Nhìn từ kinh nghiệm các nước

TS Nguyễn Khánh Trung |

Đại dịch COVID-19 kéo dài hơn 2 năm qua đã khiến việc học của hàng trăm triệu học sinh bị gián đoạn. Chuyển sang giai đoạn thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nhiều nước trên thế giới đã và đang nỗ lực mở cửa trường học để học sinh có thể trở lại môi trường học tập hiệu quả và an toàn nhất trong đại dịch.

Từ kinh nghiệm thế giới….

Pháp cũng như nhiều nước Châu Âu khác bị đại dịch COVID - 19 tấn công mạnh. Mới đầu họ lúng túng, nhưng càng về sau, cách chống dịch của họ trở nên bài bản hơn, giúp xã hội nói chung và trường học nói riêng hoạt động ổn định.

Từ đầu dịch đến nay, Pháp tiến hành cách ly xã hội 3 lần, lần cuối cùng cách đây gần một năm, kéo dài trong vòng 4 tuần (từ 3.4.2021 – 29.4.2021). Trong đợt cách ly đó, học sinh ở nhà bốn tuần, nhưng thực ra chỉ nghỉ học hai tuần vì hai tuần còn lại là nghỉ Xuân - một kỳ nghỉ thông thường của học sinh tại Pháp.

Trong năm học 2021 – 2022 này, học sinh phổ thông Pháp đi học trực tiếp bình thường mặc dù số ca nhiễm hằng ngày vẫn rất cao so với Việt Nam. Liên quan đến phòng dịch, từ đầu năm học, Bộ Giáo Dục Pháp đã ban hành một quy định về phương cách phòng chống.

Quy định này chia các mức độ lây nhiễm thành 4 cấp, trong đó, cấp độ 1 là các biện pháp (về vệ sinh y tế, hình thức giảng dạy, hoạt động thể thao, tiếp xúc và cách ly) được áp dụng tại các địa phương có mức độ lây lan nhẹ nhất, và cấp độ 4 là các biện pháp được áp dụng tại các địa phương có mức độ lây lan mạnh nhất. Việc chuyển từ cấp độ này qua cấp độ khác được quyết định bởi chính quyền vùng địa phương, dựa theo ý kiến của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Dù là ở cấp độ nào, học sinh mầm non và tiểu học vẫn luôn được đến trường, còn học sinh cấp 2 và 3 đến trường ít hơn. Chẳng hạn ở những vùng cấp độ 4 – nặng nhất: Học sinh mầm non và tiểu học vẫn đến trường bình thường; Học sinh cấp 2 và 3 học 50% thời lượng ở nhà (online) và học 50% thời lượng trực tiếp tại lớp.

Cũng theo quy định này, tại cấp tiểu học, ngay khi một lớp học có F0 đầu tiên, thì cả lớp phải nghỉ ở nhà và học online một tuần. Đối với cấp THCS và THPT, khi trong lớp xuất hiện F0, thì tùy theo trường hợp: Nếu học sinh không tiêm phòng, thì phải học online ở nhà một tuần; còn nếu đã tiêm phòng đầy đủ, thì vẫn học trực tiếp bình thường.

Hiện nay, quy định trên càng ngày càng được làm nhẹ. Kể từ đầu tháng ba này, nếu một lớp học có F0, các học sinh F1 vẫn đi học bình thường, tuy nhiên các phụ huynh được khuyên nên xét nghiệm cho con trước khi đến lớp bằng bộ kit tự xét nghiệm ở nhà, nhưng nhà trường không buộc phụ huynh phải ký giấy cam kết như trước đây.

Có lẽ thời gian tới, Pháp sẽ bỏ hoặc nới lỏng hơn nữa các biện pháp chống dịch trong xã hội và trong trường học, trả lại cho mọi người đời sống bình thường như trước đây.

Đến thực tiễn tại Việt Nam

Tôi nghĩ, để ổn định tình hình thì cần có các quy định thống nhất và rõ ràng tùy theo mức độ lây lan của từng địa phương theo hướng làm nhẹ vấn đề. Quy định của Bộ Giáo dục Pháp mà tôi đã mô tả ở trên là một ví dụ để giúp các trường và các phụ huynh có căn cứ rõ ràng, đỡ lúng túng. Các quy định nên được làm nhẹ, theo hướng cho phép trẻ được đến trường, bớt cách ly, bớt nghỉ học.

Bởi lẽ, hiện nay đa số các quốc gia đã chấp nhận “sống chung với virus”, và có lẽ rồi sẽ phải chấp nhận COVID - 19 như một loại cúm mùa. Vì muốn hay không, chúng ta cũng không thể trở lại chính sách “zero virus” như trước đây, và cũng không cần thiết phải làm như vậy, nhất là với Omicron – biên thể đang chiếm đa số trong các ca nhiễm hiện nay trên thế giới nhưng lại cho thấy không quá nguy hiểm.

Cần cho trẻ đến trường để phát triển toàn diện

Học sinh Việt Nam, nhất là các học sinh nhỏ tuổi phải học ở nhà quá lâu, điều này dĩ nhiên là ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và sự phát triển của trẻ. Trường học không chỉ là nơi dạy kiến thức và kỹ năng, mà còn là nơi “xã hội hóa giới trẻ”. Các trẻ cần môi trường sư phạm, cần bạn bè, cần thầy cô - những người được đào tạo để giảng dạy… Tất cả các yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

Nhiều tỉnh thành tại Việt Nam duy trì việc dạy học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh trong mùa dịch. Ảnh: Phong Quang
Nhiều tỉnh thành tại Việt Nam duy trì việc dạy học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh trong mùa dịch. Ảnh: Phong Quang

Học online ở nhà có thể vẫn đảm bảo được việc truyền thụ kiến thức, nhưng lại thiếu những điều quan trọng này, và như vậy, nếu không được đến trường trong một thời gian dài, sẽ tạo ra những “lỗ hổng” trong quá trình phát triển của trẻ.

Ngoài ra, khi học sinh phải học ở nhà, các phụ huynh – những người chưa bao giờ được đào tạo để đóng vai “giáo viên thứ hai” sẽ rất vất vả trong việc hỗ trợ con học bài, làm bài, tạo ra sự một sự căng thẳng, một gánh nặng cho các phụ huynh.

Và nói theo cách của xã hội học, thì việc học online ở nhà cũng có thể là nguyên cớ tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục liên quan đến khả năng làm “giáo viên thứ hai” nơi các phụ huynh khác nhau. Con nhà bình dân, cha mẹ của các em không có khả năng kèm cặp hay không có thời gian để có thể giúp các bé học ở nhà sẽ thiệt thòi rất nhiều so với con cái có cha mẹ có học, có điều kiện để ở nhà dạy con.

Được đến trường học tập trở lại là mong ước và là nguyện vọng chính đáng của học sinh, phụ huynh trên cả nước. Ảnh: Tường Vân.
Được đến trường học tập trở lại là mong ước và là nguyện vọng chính đáng của học sinh, phụ huynh trên cả nước. Ảnh: Tường Vân.

Hơn nữa khi học sinh phải học ở nhà hay phải liên tục chuyển đổi hình thức giảng dạy, sẽ làm đảo lộn nếp sống bình thường, không những tạo gánh nặng cho các gia đình mà còn tạo gánh nặng cho các giáo viên, nhất là các giáo viên Việt Nam vốn phải dạy những lớp quá đông hiện nay.

Vậy nên theo tôi, với tình hình dịch bệnh hiện nay, thì tốt nhất là chấp nhận “sống chung với virus”, cho phép các trường học mở cửa đón học sinh với một quy định rõ ràng, khả thi, giúp phòng chống dịch bệnh tốt nhất là được.

TS Nguyễn Khánh Trung
TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh lớp 10: Học sinh Hà Nội "mất ăn mất ngủ" đợi công bố môn thứ 4

Tường Vân |

Nhiều học sinh Hà Nội rơi vào trạng thái "nín thở" đợi công bố môn thi thứ 4 kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm 2022-2023.

Thương học sinh, giáo viên F0 vẫn miệt mài bám lớp, bám trường

Tường Vân |

Chỉ sau vài tuần học sinh trở lại trường, hàng nghìn giáo viên, học sinh trở thành F0. Để học sinh không bị gián đoạn việc học, nhiều thầy cô giáo dù mắc COVID-19, đang trong quá trình điều trị vẫn miệt mài dạy trực tuyến, kiên trì bám trường, bám lớp.

Hàng trăm trường học ở Hà Nội chuyển sang học trực tuyến từ 7.3

Tường vân |

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn về việc tổ chức dạy học trong tuần tới. Theo đó, hàng loạt trường học sẽ chuyển sang học trực tuyến từ ngày 7.3.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.